Bài 25: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu hình trioxit - Hóa học 10

Học sinh biết được tính chất hóa học của các hợp chất: Hiđro sunfua, Lưu huỳnh đioxit, Lưu hình trioxit.

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%

Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu hình trioxit

I - HIĐRO SUNFUA

1. Tính chất vật lý.

- Hiđro sunfua là chất khí không màu, mùi trứng thối và rất độc.

- Khí $H_2S$ nặng hơn không khí, ít tan trong nước.

2. Tính chất hóa học:

a, Tính axit yếu: 

- Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.

- Axit $H_2S$ tác dụng với dung dịch kiềm tạo 2 muối: muối axit và muối trung hòa.

                             $H_2S + 2NaOH_{dư} \rightarrow Na_2S + H_2O$

                              $H_2S_{dư} + NaOH \to NaHS + H_2O$

b, Tính khử mạnh:

- Trong hợp chất $H_2S$ : S có số oxi hóa là -2 là số oxi hóa thấp nhất nên S có thể bị oxi hóa thành $ S^0 , S^{+4} hoặc S^{+6}$ → $H_2S$  thể hiện tính khử mạnh.

-  Dung dịch $H_2S$ để ngoài không khí lâu ngày sẽ xuất hiện vẩn đụng màu vàng:                

                 $2H_2S + O_2 \rightarrow 2H_2O + 2S$

- Khí $H_2S$  khi bị đốt cháy có màu xanh nhạt:  $2H_2S + 3 O_{{2}_{dư}} \xrightarrow{{t}^o} 2H_2O + 2SO_2$

3. Trạng thái tự nhiên và điều chế.

- Hiđro sunfua có trong khí núi lửa, bốc ra từ xác chết của người và động vật.

- Trong phòng thí nghiệm:   $FeS + 2HCl \rightarrow FeCl_2 + H_2S$ 

II - LƯU HUỲNH ĐIOXIT

1. Tính chất vật lý.

- Lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ) là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước.

-  Lưu huỳnh đioxit là chất khí độc, gây viêm đường hô hấp.

2. Tính chất hóa học.

a, Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit.

$SO_2 $ tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ $H_2SO_3$ là một axit yếu nhưng mạnh hơn axit $H_2S và H_2CO_3$.  

                                     $SO_2 + H_2O \rightleftharpoons H_2SO_3$

$SO_2$ tác dụng với bazơ tạo thành 2 muối:

        $SO_2 + 2NaOH_{dư} \to Na_2SO_3 + + H_2O$

        $SO_{2_{dư}} + NaOH \to NaHSO_3$

b, Lưu huỳnh đioxit là chất khử:

$SO_2$  làm mất màu dung dịch Brom:   $SO_2 + Br_2 +2H_2O \to 2HBr + H_2SO_4$

c, Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa: 

$SO_2$  làm dung dịch axit $H_2S$  xuất hiện vẩn đục màu vàng: $SO_2 + 2H_2S \to 3S\downarrow + 2H_2O$

3. Ứng dụng và điều chế:

- Ứng dụng: $SO_2$ được dùng để sản xuất $H_2SO_4$ trong công nghiệp, làm chất tẩy và bột giấy, chất chống nấm mốc.

- Điều chế: 

+ Trong PTN: $SO_2$ được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch $H_2SO_4$ với muối $Na_2SO_3$ .

                 $Na_2SO_3 + H_2SO_4 \to Na_2SO_4 + H_2O + SO_2$

+ Trong công nghiệp: $SO_2 $ được sản xuất bằng cách đốt S hoặc quặng pirit sắt:

              $4FeS_2 + 11O_2 \xrightarrow{{t}^{o}} 2Fe_2O_3 + 8SO_2$

III - Lưu huỳnh trioxit

1. Tính chất:

- Lưu huỳnh trioxit là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric.

- Lưu huỳnh trioxit là một oxit axit, tác dụng rất mạnh với nước để tạo axit sunfuric.

- Tác dụng với dung dịch bazơ và oxit bazơ tạo muối sunfat.

                           $SO_3 + 2NaOH \to Na_2SO_4 + H_2O$

                           $SO_3 + BaO \to BaSO_4$

   2. Ứng dụng và điều chế: 

   - Ứng dụng:  $SO_3$  là sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuric.

- Điều chế: Oxi hóa lưu huỳnh đioxit. 

        \n<title></title> \n<title></title>

Chú ý: Dạng bài tập khi cho  $SO_2, H_2S$  tác dụng với dung dịch kiềm

  Khi đề bài cho số liệu của tất cả các chất tham gia phản ứng cần xét tỉ lệ:

                                  $T=\frac{n_{OH^-}}{n_{SO_2, H_2S}}$

     + Nếu $T \leq1 $ ⇒ sản phẩm là muối axit chứa ion $HS^- , HSO_3^-$

     + Nếu $1< T<2$ ⇒ sản phẩm là hỗn hợp cả muối axit ($HS^- , HSO_3^-$ ) và muối trung hòa ($S^{2-}, SO_3^{2-}$ )

     + Nếu $T \geq 2$ ⇒ sản phẩm là muối trung hòa chứa ion ($S^{2-}, SO_3^{2-}$ )