Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học - Hóa học 10

- Học sinh hiểu được sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử. - Mối liên hệ giữa cấu hình electron với tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ và trong nhóm A.

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%

Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

I - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp lại sau mỗi chu kỳ → Có sự biến đổi tuần hoàn.

- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

II - Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A.

1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.

- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng → Có sự giống nhau về tính chất hóa học.

- Số thứ tự của nhóm IA, IIA... chính bằng số e lớp ngoài cùng  và là số e hóa trị trong nguyên tử các nguyên tố.

2. Một số nhóm A tiêu biểu.

a, Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm

- Gồm các nguyên tố: Heli, Neon, Agon, Kripton, Xenon, Radon.

- Cấu hình e lớp ngoài cùng: $ns^2np^6$ là cấu hình e bền vững → Khó tham gia các phản ứng hóa học.

- Ở đk thường các khí hiếm ở trạng thái khí, phân tử chỉ gồm 1 nguyên tử.

b, Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm: 

- Gồm: Liti, Natri, Kali, Rubidi, Xesi, Franxi.

- Cấu hình e lớp ngoài cùng: $ns^1$ → Khi tham gia phản ứng có khuynh hướng nhường đi 1e để đạt đến cấu hình e bền vững.

- Nhóm IA đều là những kim loại điển hình:

 + Tác dụng với oxi tạo thành các oxi bazơ tan trong nước: $Li_2O, Na_2O...$

 + Tác dụng với nước tạo khí $H_2$  và dung dich kềm $NaOH, KOH...$

 +  Tác dụng với các phi kim tạo thành muối: $NaCl, K_2S...$

c, Nhóm VIIA là nhóm Halogen.

- Gồm các nguyên tố: Flo, Clo, Brom, Iot, Atatin.

- Cấu hình e lớp ngoài cùng: $ns^2np^5$  → Khi tham gia phản ứng hóa học có xu hướng nhận thêm 1e để đạt cấu hình khí hiếm.

- Ở dạng đơn chất, phân tử gồm 2 nguyên tử: $F_2, Cl_2, Br_2, I_2$

- Nhóm VIIA gồm những phi kim điển hình.

  + Tác dụng với kim loại tạo thành muối: $KBr, AlCl_3...$ 

  + Tác dụng với Hiđro tạo thành hợp chất khí $HF, HCl, HBr, HI$ , tan trong nước tạo dung dịch axit.

  + Hiđroxit của các halogen là những axit: $HClO, HClO_3...$

 

 

 


Học Tin Học