Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) - Lịch sử lớp 7

Nhà Tống ấm mưu xâm lược nước ta và nhà Lý chủ dộng tiến công để phòng vệ

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%

Lý thuyết bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075 - 1077)

I. Giai đoạn thứ nhất (1075)

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

   - Từ giữa thể kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn chống chất muốn dùng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng nên tiến hành xâm lược Đại Việt
   - Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía nam. Còn ở biên giới phía bắc của Đại Việt, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai 
 nước, dụ dỗ các từ trưởng dân tộc ít người.

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

   - Sớm phát hiện âm mưu của kẻ thù, vua tôi nhà Lý chuẩn bị tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó. Thái úy Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy, tổ chức kháng chiến.
   - Ông cho quân dội luyện tập, canh phòng suốt ngày đêm. Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống. Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.
   - Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện  trương "tiến công trước để tự vệ"
   - Tháng 10 - 1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy - bộ, chia là hai đạo tấn công vào đất Tống. Quân bộ đánh vào châu Ung, quân thủy đánh vào châu Khâm, châu Liêm. Sau 42 ngày chiến đấu, quân nhà Lý hạ được thành Ung Châu. Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.

II. Giai đoạn thứ hai (1077)

1. Kháng chiến bùng nổ

   - Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo rác chuẩn bị bố phòng. Các từ trưởng dân tộc ít người mai phục ở những vị trí chiến lược quan trọng.
 Lý Kế Nguyên chỉ huy lực lượng thủy binh đóng ở Đông Kênh. Bộ binh được bố trí dọc theo chiến tuyến sông Như Nguyệt, do Lý Thường Kiệt chỉ huy.
 - Cuối năm 1076, một đạo quân lớn gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, một vạn ngựa chiến cùng 20 vạn dân phu do các tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy chuẩn bị tiến đánh vào nước ta
 - Tháng 1 - 1077, khoảng 30 vạn quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta. Quân ta đánh trận nhỏ, cản bước chúng
 - Bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn lại, Quách Quỳ phải đóng quân bên bờ Bắc sông, chờ thủy quân đến. Nhưng thủy quân của chúng bị chặn đánh liên tiếp không thể hỗ trợ

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

   - Chờ mãi không thấy thủy quân đến, chúng nhiều lần tìm cách tấn công quân ta. Nhưng quân Nhà Lý đã kịp thời phản công mạnh mẽ, đẩy lùi chúng về bờ Bắc
   - Chúng chuyển sang chế độ củng cố, phòng ngự làm quân sĩ chán nản, chết dần mòn
   - Cuối mùa xuân 1077, quân ta tấn công vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, tuyệt vọng 
   - Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh, đề nghị giảng hòa. Quân Tống vội rút về nước
   - Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang. Quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.