Atlat Địa lí Việt Nam trang 11: Các nhóm và các loại đất chính - Địa lí lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm atlat Địa lí Việt Nam trang 11: Các nhóm và các loại đất chính. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Atlat Địa lí Việt Nam trang 11: Các nhóm và các loại đất chính

Đây là loại bản đồ được thể hiện bằng phương pháp nền số lượng. Ở đây chia làm ba nhóm đất chính gồm:

- Nhóm đất feralit: đất feralit trên đá badan; đất feralit trên đá vôi; đất feralit trên các loại đá khác.

+ Đất feralit nâu đỏ trên đá bazan: có tầng phong hóa dày, khá phì nhiêu phân bố ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa,…

+ Đất feralit đỏ nâu trên đá vôi: giàu mùn, đạm, tơi xốp, phân bố ở vùng núi đá vôi, cao nguyên đá vôi ở trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.

+ Đất feralit trên các loại đá mẹ (đá axit, đá phiến sét,…) chiếm diện tích lớn nhất và phân bố rộng rãi ở miền núi và các đồi núi sót ở miền đồng bằng.

+ Đất mùn đỏ vàng: vùng đồi núi,…

- Nhóm đất phù sa: đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát biển, đất xám trên phù sa cổ.

+ Đất phù sa ở đồng bằng sông hồng: chia thành 2 loại là đất trong đê không được bồi đắp phù hàng năm, được sử dụng nhiều nên nhiều nơi bị bạc màu và đất ngoài đê được bồi đắp hàng năm nên màu mở hơn.

+ Đất phù sa ở đồng bằng sông cửu long: ven sông tiền, sông hậu có thành phần cơ giới nặng hơn, từ đất thịt đến đất sét. Phần lớn diện tích đồng bằng được bồi đắp phù sa vào mùa lũ.

+ Đất phù sa ở các đồng bằng duyên hải miền trung: được hình thành do tác động tổng hợp của sông – biển, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo mùn và dinh dưỡng.

+ Đất phèn, đất mặn: có nhiều ở đồng bằng sông cửu long và các cửa sông ven biển của các con sông ở bắc bộ và duyên hải miền trung, đất phèn có tính chất chua.

+ Đất cát ven biển: phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất là ở trung bộ, đất nghèo mùn và đạm.

- Nhóm đất khác và núi đá.