Atlat Địa lí Việt Nam trang 30: Các vùng kinh tế trọng điểm - Địa lí lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm atlat Địa lí Việt Nam trang 30: Các vùng kinh tế trọng điểm. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Atlat Địa lí Việt Nam trang 30: Các vùng kinh tế trọng điểm

Vùng KTTĐ là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền KT của cả nước. Gồm các đặc điểm sau:

– Phạm vị gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chiến lược phát triển KT-XH của đất nước.

– Có đầy đủ các thế mạnh (vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, lao động kỹ thuật), có nhiều tiềm năng hấp dẫn đầu tư.

– Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và hỗ trợ các vùng khác.

– Là địa bàn tập trung phần lớn các khu CN và các ngành CN chủ chốt của cả nước (dẫn chứng).

– Có khả năng thu hút các ngành mới về CN và DV từ đó nhân rộng ra toàn quốc.

– Đóng góp lớn (chiếm 64,5%) vào kim ngạch xuất khẩu cả nước.

a. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

– Các trung tâm CN: lớn nhất là Hà Nội (120 nghìn tỉ đồng); Hải Phòng (40-120 nghìn tỉ đồng); Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long (9-40 nghìn tỉ đồng), Hải Dương, Hưng Yên, Cẩm Phả (dưới 9 nghìn tỉ đồng).

– Các ngành CN, các nhà máy điện, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, di sản thiên nhiên thế giới,…

– GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh, trong đó Hà Nội (cũ) (trên 50 triệu đồng), Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc (15-20 triệu đồng) và các tỉnh còn lại là 10-15 triệu đồng.

– Biểu đồ hình tròn thể hiện Cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.

b. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

– Các trung tâm CN: lớn nhất là Đà Nẵng (9-40 nghìn tỉ đồng); Huế, Quãng Ngãi, Quy Nhơn (dưới 9 nghìn tỉ đồng).

– Các ngành khai thác titan, vật liệu xây dựng, các nhà máy thủy điện, các khu kinh tế ven biển.

– Các cảng biển, đường sắt, đường ôtô, các di sản văn hóa thế giới (Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, Cố đô Huế).

– GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh, lớn nhất là Đà Nẵng (15-20 triệu đồng) và các tỉnh còn lại là 6-10 triệu đồng, dưới 6 triệu đồng.

– Biểu đồ hình tròn thể hiện Cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.

c. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

– Các trung tâm CN: lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (120 nghìn tỉ đồng); Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu (40-120 nghìn tỉ đồng); Mỹ Tho, Tân An (dưới 9 nghìn tỉ đồng).

– Các nhà máy điện, khu kinh tế cửa khẩu, các ngành CN, các điểm khai thác dầu khí,…

– GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh, cao nhất là Bà Rịa-Vũng Tàu (trên 50 triệu đồng); TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương (20-50 triệu đồng); Đồng Nai, Biên Hòa (15-20 triệu đồng); Bình Phước, Long An, Tiền Giang (10-15 triệu đồng) và thấp nhất là Tây Ninh (6-10 triệu đồng).

– Biểu đồ hình tròn thể hiện Cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.