Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5: Vị trí, hành chính - Địa lí lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5: Vị trí, hành chính. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5: Vị trí, hành chính

Bản đồ Hành Chính thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời rộng lớn. Với những nội dung cụ thể là:

– Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Trong bản đồ phụ, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia và vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, phía đông và đông nam mở ra vùng biển Đông rộng lớn với chiều dài đường bờ biển khoảng 3260 km.

– Các đơn vị hành chính của Việt Nam bao gồm 63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích là 331.212 km2 (Niên giám thống kê 2006). Mỗi tỉnh trên bản đồ được thể bằng một màu sắc riêng với kí hiệu tỉnh lị và tên tỉnh hoặc thành phố tương ứng.

– Hệ thống các điểm có chức năng hành chính bao gồm thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã…và các điểm dân cư khác.

– Trên bản đồ hành chính Việt Nam còn thể hiện hệ thống quốc lộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 2, 3, 5, 7, 8, 9, 14, 22, 51…), cùng các sông ngòi lớn (hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Cửu Long…tạo nên mối liên hệ giữa các tỉnh và khu vực trên phạm vi cả nước.

– Bản đồ phụ (Việt Nam trong Đông Nam Á) và bảng diện tích, dân số của 63 tỉnh, thành.

– Xác định vị trí các tỉnh (nằm trong vùng, miền nào), ranh giới, diện tích, dân số và bộ phận lãnh thổ nằm ngoài tỉnh.

– Xác định vị trí địa lí của Việt Nam trong khu vưc ĐNA, đặc biệt mối quan hệ của nước ta với các nước láng giềng.

– Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây và tọa độ địa lí các điểm này, qua đó thấy được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự hình thành các đặc điểm tự nhiên và phát triển nền kinh tế nước ta.