Atlat Địa lí Việt Nam trang 9: Khí hậu - Địa lí lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm atlat Địa lí Việt Nam trang 9: Khí hậu. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Atlat Địa lí Việt Nam trang 9: Khí hậu

Bản đồ khí hậu trong tập Atlat Địa lí Việt Nam được thiết kế với 7 bản đồ có thể sử dụng phối hợp với nhau. 

– Trên bản đồ khí hậu chung thể hiện các yếu tố khí tượng và các miền khí hậu. Miền khí hậu được kí hiệu bằng phương pháp nền chất lượng. Mỗi miền khí hậu gắn với một màu với ba đặc điểm khác nhau: 

+ Miền khí hậu phía Bắc có ranh giới phía Nam là dãy Hoành Sơn (180B) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều. 

+ Miền khí hậu đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn từ Hoành Sơn đến mũi Dinh (110B) có mùa mưa vào mùa thu đông. 

+ Miền khí hậu phía Nam (bao gồm cả Nam Bộ và Tây Nguyên), có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. 

– Trên bản đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện bằng phương pháp định vị. Các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa kết hợp trên cùng một biểu đồ và các biểu đồ này được đặt vào vị trí các đài trạm lựa chọn tiêu biểu cho từng miền khí hậu.  

– Chế độ gió (tần xuất, hướng gió) được biểu hiện bằng phương pháp biểu đồ định vị với biểu đồ hoa gió tháng 1 (màu xanh) và tháng 7 (màu đỏ) được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động bởi các véc tơ (mũi tên) thể hiện các loại gió và bão theo màu sắc và hình dạng của vectơ. 

– Các bản đồ nhiệt độ và lượng mưa được thể hiện ở tỉ lệ 1:18.000.000, bằng phương pháp nền số lượng. Về bản đồ lượng mưa thể hiện lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng XI – IV, tổng lượng mưa từ tháng V – X. Về bản đồ nhiệt độ, thể hiện nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và nhiệt độ trung bình tháng 7.