Bài 9. Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích các dạng biểu đồ 3 - Địa lí lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm bài 9. Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích các dạng biểu đồ 3 địa lí 12. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Kĩ năng nhận xét, phân tích, giải thích các dạng biểu đồ 3

1. Biểu đồ tròn

a. Khi chỉ có một vòng tròn

- Ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là,… và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). Đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không?

- Lưu ý: Tỉ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: Xét về tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm,… không ghi trống kiểu ngành nông nghiệp giảm,… vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay không được cho điểm.

b. Khi có từ hai vòng tròn trở lên

- Nhận xét cái chung nhất (tổng thế): Tăng/giảm như thế nào?

- Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?

- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba,… của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần).

- Cuối cùng, kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.

- Giải thích về vấn đề.

2. Biểu đồ miền

- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.

- Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố a tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố b tăng hay giảm,… yếu tố c (mức chênh lệch).

- Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?

- Tổng kết và giải thích.

3. Biểu đồ cột

Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.

Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích,... của 1 số tỉnh (vùng, nước) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, điện, than,...) của 1 số địa phương qua 1 số năm.

a. Trường hợp cột đơn

- Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? Và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia cho cũng được).

- Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục).

- Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.

- Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.

b. Trường hợp cột ghép

- Nhận xét xu hướng chung.

- Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn).

- Kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột).

- Có một vài giải thích và kết luận.

4. Biểu đồ đường (đồ thị)

Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.

a. Trường hợp thể hiện một đối tượng

- So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được).

- Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục).

- Hai trường hợp:

+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.

+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.

- Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.

b. Trường hợp có hai đường trở lên

- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c, d.

- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.

- Kết luận và giải thích.