Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ - Địa lí lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ địa lí 12. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Những giai đoạn chính trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. Lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam có liên quan chặt chẽ với lịch hình thành Trái Đất. Gồm 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn tiền CAMBRI.

- Giai đoạn CỔ KIẾN TẠO.

- Giai đoạn TÂN KIẾN TẠO.

1. Giai đoạn tiền Cambri: Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam

a. Thời gian: Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt Nam, bắt đầu cách đây 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm.

b. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: các mảng nền cổ như vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, khối Kon Tum,….

c. Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu

- Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđro.

- Thuỷ quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.

- Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thuỷ tức, san hô, ốc,…).