Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lí lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ địa lí 12. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

1. Khái quát chung

a. Phạm vi lãnh thổ

- Gồm 7 tỉnh và TP Đà Nẵng, với diện tích: 44,4 nghìn km2; dân số: 8,9 triệu người.

- Thuộc về lãnh thổ hành chính của vùng còn có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

b. Vị trí địa lí

- Phía tây giáp: Lào và Tây Nguyên.

- Phía đông giáp biển đông.

- Phía nam giáp Đông Nam bộ.

→ Thuận lợi cho giao lưu kinh tế trong và ngoài nước, phát triển kinh tế đa dạng, tuy nhiên đây là khu vực thường xảy ra nhiều thiên tai.

c. Đặc điểm tự nhiên

- Các nhánh núi ăn ngang ra biển chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.

- Khí hậu: mưa về thu đông, có hiện tượng phơn về mùa hạ. Mùa mưa có lũ lụt. Về mùa khô, hạn hán kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô rất cạn.

- Có nhiều tiềm năng to lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khoáng sản: vật liệu xây dựng, đặc biệt cát làm thuỷ tinh (Khánh Hoà), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí (thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ).

- Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha. Độ che phủ rừng 38,9%, trong đó 97% là rừng gỗ, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.

- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính, có đồng bằng Tuy Hoà (Phú Yên) là màu mỡ.

- Các vùng gò thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.

d. Về kinh tế – xã hội

- Trong chiến tranh, chịu tổn thất về người và của.

- Có nhiều dân tộc ít người.

- Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

- Là vùng thu hút được các dự án đầu tư của nước ngoài.

- Có các di sản văn hoá thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn (Quảng Nam).

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

a. Nghề cá

- Tiềm năng phát triển: Vùng biển DHNTB rất giàu có về tài nguyên thủy hải sản với nhiều bãi tôm, cá, nhất là các tỉnh cực nam và Trường sa – Hoàng sa.

- Hiện trạng phát triển:

   + Khai thác hơn 624 nghìn tấn, trong đó cá hơn 420 nghìn tấn (trong đó có nhiều loại cá có giá trị cao).

   + Nuôi trồng tôm sú, tôm hùm được phát triển mạnh ở nhiểu tỉnh, nhất là Phú Yên, Khánh Hòa.

   + Hoạt động chế biến ngày càng đa dạng, đã tạo ra một số thương phẩm nổi tiếng.

- Vai trò: Đây là ngành có vai trò ngày càng lớn trong vấn đề phát triển hàng hóa và giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng, do vậy cần đẩy mạnh khai thác, đi đôi với bảo vệ.

b. Du lịch biển

- Tiềm năng: Có nhiều bãi biển nổi tiếng, nưos trong xanh khí hậu trong lành,...

- Nha Trang và Đà Nẵng đã trở thành điểm, trung tâm DL nổi tiếng, quan trọng của vùng.

- Cần phát triển du lịch biển gắn với các đảo với nhiều loại hình du lịch.

c. Dịch vụ hàng hải

- Điều kiện phát triển; Có nhiều vụng, vịnh biển để xây dựng nhiều cang nước sâu.

- Hiện nay vùng đã và đang:

   + Đã xây dựng được cảng biển tổng hợp: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn.

   + Đang Xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, đặc biệt là vịnh Văn Phong sẽ là cảng trung chuyển lớn nhất ở nước ta.

d. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối

- Khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Qúy (Bình Thuận).

- Hình thành 2 vùng sản xuất mối nổi tiếng nhất cả nước (Cà Ná và Sa Huỳnh).

3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

a. Công nghiệp

- Vùng đã hình thành được 1 chuổi các trung tâm công nghiệp ( Đà Nẵng là hạt nhân CN của vùng).

- Các ngành CN: Cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản, hàng tiêu dùng.

- Hình thành một số khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất → CN có nhiều khởi sắc.

- Tuy nhiên phát triển CN của vùng còn nhiều hạn chế, nhất là vấn đề năng lượng → vùng đã tiến hành:

   + Sử dụng mạng lưới điện quốc gia.

   + Xây dựng một số nhà máy thủy điện nhỏ trong vùng.

   + Trong tương lai sẽ xây dựng nhà máy điện nguyên tử.

- Trong thập kỷ tới, công nghiệp của vùng sẽ có bước phát triển rõ nét.

b. Cở sở hạ tầng

- Việc đẩy mạnh phát triển CSHT, nhất là GTVT sẽ tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới của vùng.

- Việc nâng cấp QL1, đường sắt Bắc – Nam → làm tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh, thành của vùng và Đà Nẵng, TP HCM.

- Hệ thống sân bay quốc tế, nội địa của vùng đã và đang được khôi phục, nâng cấp.

- Phát triển các dự án xây dựng đường hành lang Đông – Tây, nối Tây Nguyên và các cảng nước sâu → thúc đẩy quá trình mở cửa kinh tế và giao lưu, hội nhập với Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.