Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Địa lí 6

Câu hỏi trắc nghiệm bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất địa lí 6. Có đáp án và lời giải chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

a. Lớp vỏ

Lớp vỏ mỏng nhất, quan trọng nhất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên, môi trường, xã hội loài người.

b. Lớp trung gian

- Có thành phần vật chất ở trạng thái thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển trên bề mặt lục địa trên bề mặt Trái Đất.

- Độ dày: gần 3000 km.

- Trạng thái: Quánh dẻo đến lỏng gây nên sự di chuyển lục địa trên bề mặt trái đất.

- Nhiệt độ: 15000C đến 47000C.

c. Lõi

- Ngoài lỏng, nhân trong rắn chắc.

- Độ dày trên 3000 km.

- Trạng thái: Lỏng ở ngoài, rắn ở trong.

- Nhiệt độ: Cao nhất khoảng 50000C.

2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất

- Vỏ Trái đất là lớp rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng năm kề nhau.

- Lớp vỏ Trái đất chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.

- Vở Trái đất là lớp đá rắn chắc dàu 5 – 70km. Bao gồm đá Granit, đá Bazan,…

- Trên lớp vỏ Trái Đất là núi, sông, biển, đại dương là nơi sinh sống của con người cũng như nhiều động thực vật. Lớp vỏ của Trái Đất có vai trò quan trong vì là nơi tồn tại của thành phần tự nhiên là nơi sinh sống, hoạt động xã hội của con người.