Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất - Địa lí 6

Câu hỏi trắc nghiệm bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất địa lí 6. Có đáp án và lời giải chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Địa hình bề mặt Trái Đất

1. Núi và độ cao của núi

- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đát, có độ cao trên 500m.

- Núi có 3 bộ phân: Đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

- Phân loại núi (theo độ cao tuyệt đối): Núi thấp (dưới 1000m); Núi trung bình (1000 – 2000m); Núi cao (Trên 2000m).

2. Núi già và núi trẻ

Căn cứ vào thời gian hình thành và hình dạng của núi người ta phân ra núi già và núi trẻ.

- Núi già: Hình thành cách đây hàng trăm triệu năm với độ cao thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

- Núi trẻ: Hình thành cách đây vài chục triệu năm, có nâng lên với độ cao lớn, có các đỉnh cao nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.

3. Địa hình Caxtơ và các hang động

- Địa hình Caxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.

- Địa hình đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là đỉnh nhọn, sườn dốc.

- Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có thể phát triển du lịch. Ví dụ: Ở Việt Nam có động Phong Nha ở Quảng Bình, động Tam Thanh ở Lạng Sơn,…