Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng - Địa lí lớp 7

Câu hỏi trắc nghiệm bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng địa lí 7. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

1. Làm nương rẫy

- Khái niệm: Là hình thức canh tác nông nghiệp lâu đời nhất của xã hội loài người.

- Đặc điểm: 

+ Rừng hay xavan bị đốt để làm nương rẫy. Đất bị khai thác triệt để.

+ Canh tác sử dụng công cụ thô sơ, ít chăm bón, nên năng suất cây trồng rất thấp. 

- Hậu quả: Đất bạc màu, dễ bị xói mòn, ô nhiễm môi trường. 

2. Làm ruộng, thâm canh lúa nước

- Phân bố: 

+ Trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Những nơi có nguồn lao động dồi dào và chủ động tưới tiêu.

- Đặc điểm:

+ Thâm canh lúa cho phép tăng vụ, tăng năng suất, nhờ đó sản lượng cũng tăng lên. 

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng có điều kiện phát triển.

+ Một số nước vẫn lâm vào tình trạng thiếu lương thực (do dân số đông và thời tiết thất thường).

- Nguyên nhân: 

+ Do áp dụng những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật.

+ Chính sách nông nghiệp đúng đắn của nhà nước.

3. Sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô lớn

- Phân bố: Ở các trang trại, đồn điền trong đới nóng.

- Đặc điểm: 

+ Trồng trọt cây công nghiệp và chăn nuôi chuyên môn hoá theo quy mô lớn.

+ Mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

- Kết quả: 

+ Tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn và có giá trị cao.

+ Bám sát nhu cầu của thị trường.