Bài 24: Vùng biển Việt Nam - Địa lí lớp 8

Câu hỏi trắc nghiệm bài 24: Vùng biển Việt Nam địa lí 8. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Vùng biển Việt Nam

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a. Diện tích, giới hạn

- Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông - đây là một vùng biển kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á.

- Vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km2.

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển

- Chế độ gió: mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng đông nam.

- Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100 - 1300mm.

- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

- Chế độ triều: Vùng biển ven bờ có nhiều chế độ triều khác nhau.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30-33‰.

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam

a. Tài nguyên biển

- Tài nguyên biển phong phú, đa dạng và có giá trị to lớn về mặt kinh tế, quốc phòng, hóa học,…

- Tuy nhiên biển nước ta nhiều thiên tai: bão, sạt lở bờ biển,…

b. Môi trường biển

- Ngày nay, một số vùng biển ven bờ của nước ta bị ô nhiễm, các nguồn lợi hải sản bị suy giảm.