Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư - Địa lí lớp 9

Câu hỏi trắc nghiệm bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư địa lí 9. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1. Mật độ dân số và phân bố dân cư

- Mật độ dân số nước ta cao (246 người/km2 năm 2003 và 312 người/km2 năm 2019).

- Dân cư nước ta phân bố không đều:

+ Giữa miền núi và đồng bằng:

Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).

Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).

Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).

=> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.

+ Giữa thành thị và nông thôn: tập trung chủ yếu ở nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%).

2. Các loại hình quần cư

\n<title></title> \n<title></title>

3. Đô thị hoá

- Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao:

+ Số dân đô thị tăng.

+ Quy mô đô thị được mở rộng.

+ Phổ biến lối sống thành thị.

- Tuy nhiên: trình độ đô thị hoá còn thấp, phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.

+ Nước ta có mật độ dân số cao. Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi dân cư thưa thớt.

+ Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên.