Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Giáo dục công dân lớp 8

Bài học bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và các câu hỏi trắc nghiệm giúp các em ôn tập lại kiến thức của mình

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Khái niệm:

Pháp luật là những quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

2. Đặc điểm:

   - Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn.

   - Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.

   - Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai.

3. Bản chất:

   - Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam.

   - Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

4. Vai trò của pháp luật:

   - Công cụ quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội.

   - Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

   - Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

   - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.