Bài 24: Lưu huỳnh - Hóa Học 10 (Sách cũ)

- Học sinh biết được cấu tạo phân tử của lưu huỳnh. - Tính chất vật lý, tính chất hóa học và có ứng dụng như thế nào đến đời sống con người, sản xuất.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lưu huỳnh

I- Vị trí, cấu hình electron nguyên tử.

- Kí hiệu nguyên tử: $^{32}_{16}S$ 

- Cấu hình electron: $1s^22s^22p^63s^23p^4$   . Có 6e lớp ngoài cùng.

II- Tính chất vật lý.

- Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình là: Lưu huỳnh tà phương ($S_{\alpha}$ ) và lưu huỳnh đơn tà ($S_{\beta}$ ).

\n<title></title> \n<title></title>

Hai dạng thù hình này có thể biến đổi qua lại lẫn nhau tùy theo nhiệt độ. $S_{\alpha} \rightleftharpoons S_{\beta}$

- Tính chất vật lý và cấu tạo của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.

- Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh là chất rắn màu vàng.

III- Tính chất hóa học.

- Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh 

                              \n<title></title> \n<title></title>

Ở dạng đơn chất số oxi hóa của S là 0, khi tham gia phản ứng hóa học số oxi hóa của S có thể tăng hoặc giảm ⇒ Lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.

1. Tính oxi hóa:  khi S tác dụng với kim loại và hiđro.

                                            $S + Fe \xrightarrow{{t}^o} FeS$

                                            $S + H_2 \xrightarrow{{t}^o} H_2S$

Lưu huỳnh có thể tác dụng với Hg ngay ở nhiệt độ thường: $Hg + S \to HgS$

 Số oxi hóa của lưu huỳnh giảm từ 0 xuống -2 ⇒ Thể hiện tính oxi hóa.

2. Tính khử: khi S tác dụng với phi kim mạnh hơn.

                               $S + O_2 \xrightarrow{{t}^o} SO_2 $

                              $S + 3F_2 \xrightarrow{{t}^o} FS_6$  

Số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4 và +6 ⇒ Thể hiện tính khử.

IV- Ứng dụng:

- Chủ yếu làm nguyên liệu để sản xuất  $H_2SO_4$ 

- Làm chất lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng giấy, diêm, dược phẩm, chất trừ sâu, diệt nấm, phẩm nhuộm...

V- Trạng thái tự nhiên và sản xuất.

- Trong tự nhiên, S tồn tại ở dạng đơn chất và trong các hợp chất muối sunfat, muối sunfua...

- Sản xuất: khai thác từ các mỏ lưu huỳnh.

- Tên gọi thông thường của lưu huỳnh là diêm sinh.