Bài 11: Liên kết ion - Tinh thể ion - Liên kết cộng hóa trị - Hóa học 10

- Học sinh biết sự hình thành liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

Danh sách bài tập

Bạn hoàn thành 0%

Bài 11: Liên kết ion - Tinh thể ion - Liên kết cộng hóa trị

I - Sự hình thành ion, cation, anion

1. Ion, cation, anion.

- Khi nguyên tử nhường hay nhận e, nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion.

- Nguyên tử kim loại thường có xu hướng nhường e để trở thành ion dương gọi là cation.

- Nguyên tử phi kim thường có xu hướng nhận e để trở thành ion âm, gọi là anion.

- Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử:

  + Ion đơn nguyên tử là các ion tạo nên từ một nguyên tử: $Na^+, Mg^{2+}...$

  + Ion đa nguyên tử là nhóm những nguyên tử mang điện tích dương hay âm $SO_4^{2-}, OH^-...$

II - Sự hình thành liên kết ion.

- Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tính điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

III - Tinh thể ion.

1. Tinh thể NaCl.

\n<title></title> \n<title></title>

Trong mạng tinh thể NaCl, các ion $Na^+, Cl^-$ được luân phiên đều đặn trên các đỉnh của hình lập phương nhỏ. Xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất.

2. Tính chất chung của hợp chất ion

- Tinh thể ion rất bền vững ví lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu trong tinh thể rất lớn nên các hợp chất ion đều ở trạng thái rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy, tan nhiều trong nước tạo dung dịch dẫn điện.

IV - Sự hình thành liên kết cộng hóa trị.

1. Sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất.

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cắp electron chung.

- Mỗi cặp electron chung tạo nên một liên kết hóa trị.

- Các phân tử được tạo nên từ 2 nguyên tử của cùng một nguyên tố có độ âm điện như nhau nên các cặp e chung không bị hút lệch về phí nguyên tử nào → liên kết đó gọi là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất.

- Các phân tử được tạo nên từ 2 nguyên tử khác nhau (khác nhau về độ âm điện) nên khi tạo liên kết cộng hóa trị thì cặp e dùng chung sẽ bị lệnh về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn → Được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực.

- Phân tử $CO_2$ Có cấu tạo đường thẳng:

\n<title></title> \n<title></title>

Độ âm điện của oxi (3,44) lớn hơn độ âm điện của C (2,55) nên cặp electron chung sẽ bị lệch về phía oxi → liên kết giữa oxi và cacbon là liên kết phân cực. Nhưng phân tử $CO_2$ có cấu tạo thẳng nên 2 liên kết đôi phân cực $(C=O)$ triệt tiêu nhau → Liên kết trong phân tử $CO_2$ là liên kết không phân cực.

3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.

- Các chất liên kết cộng hóa trị phân cực như etanol, đường... sẽ tan trong các dung môi phân cực như nước.

- Các chất liên kết cộng hóa trị không phân cực sẽ tan trong các dung môi không phân cực như benzen..

- Các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực đều không dẫn điện.

II - Độ âm điện và liên kết hóa học.

1. Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion.

Trong phân tử: 

- Nếu cặp e chung ở giữa 2 nguyên tử → liên kết cộng hóa trị không cực.

- Nếu cặp e chung lệch về một phía của nguyên tử → liên kết cộng hóa trị có cực.

- Nếu cặp e chung chuyển về một nguyên tử → liên kết ion.

2. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học

Phân loại liên kết hóa học: 

Hiệu độ âm điện Loại liên kết
Từ 0 đến 0,4 LK Cộng hóa trị không cực
Từ 0,4 đến 1,7

LK Cộng hóa trị có cực.

Trên 1,7 LK ion

 

 

 

 

 


Học Tin Học