Bài 10: Photpho - Hóa Học 11

Bài này cung cấp vị trí photpho trong bảng tuần hoàn. Các dạng thù hình, tính chất vật lý hóa học, cách điều chế và ứng dụng của nguyên tố photpho

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 10: Photpho

I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử

    - Ô thứ 15, nhóm VA, chu kì 3 

    - Cấu hình: 1s22s22p63s23p3

    - Hóa trị : 5, 3

II. Tính chất vật lý

1. Photpho trắng

    - Chất rắn trong suốt áu trắng hoặc hơi vàng, giống như sáp

    - Mềm, dễ nóng chảy, tồn tại dạng phân tử liên kết yếu

    - Không tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ

    - Rất độc, gây bỏng

    - Trên 40 độ sẽ cháy trong không khí, nhiệt độ phòng sẽ phát quang trong bóng tối

    - Trên 250 độ, không có không khí sẽ chuyển thành photpho đỏ

2. Photpho đỏ

    - Bột màu đỏ, dễ hút ẩm, dễ chảy rữa

    - Bền trong không khí ở nhiệt độ thường,không phát quang, không tan trong dung môi thông thường

    - Cháy ở nhiệt độ trên 250 đôc C

    - Khi đun nóng không có không khí sẽ chuyển thành hơi, làm lạnh sẽ ngưng tụ lại thành photpho trắng

    - Có cấu trúc polime nên bề hơn photpho trắng

III. Tính chất hóa học

1. Tính oxy hóa

    - Photpho thể hiện tính oxy hóa khi tác dụng với một số kim loại hoạt động cho ra photphua kim loại

2. Tính khử

    - Photpho thể hiện tính khử khi tác dụng với phi kim hoạt động và các hợp chất có tính oxy hóa mạnh khác

IV. Ứng dụng

    - Phần lớn dùng để sản xuất axit photphoric. Còn lại dùng để sản xuất diêm và dùng vào mục đích quân sự

V. Trạng thái tự nhiên

    - Không gặp ở dạng tự do. 

    - Hai khoáng vật chính là: Photphorit Ca3(PO4)và apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2

    - Ngoài ra còn có trong protein thực vật, xương, răng, bắp thịt... của người và động vật

VI. Sản xuất

    - Trong công nghiệp Photpho đỏ được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit hoặc apatit, cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện. Hơi photpho thoát ra được làm lạnh cho ngưng tụ thành photpho trắng ở dạng rắn