Bài 11: Axit photphoric và muối photphat - Hóa Học 11

Mô tả tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng... của các hợp chất của photpho, bao gồm axit photphoric, các muối photphat.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 11: Axit photphoric và muối photphat

A. Axit photphoric

I. Cấu tạo phân tử

     H3PO4 có công thức cấu tạo: 

\n<title></title> \n<title></title>

     Số oxi hóa cao nhất của P là +5

II. Tính chất vật lý

     - Tinh thể trong suốt, nóng chảy ở 42,5oC, rất háo nước, tan trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào.

     - Thường dùng dung dịch đặc, sánh, không màu, nồng độ 85%

III. Tính chất hóa học

     - Là axit ba nấc có độ mạnh trung bình, có tất cả tính chất chung của axit.

     - Khi tác dụng với kiềm, tùy lượng chất sử dụng có thể tạo ra muối axit hoặc muối trung hòa hoặc hỗn hợp các muối.

     - Axit photphoric không có tính oxi hóa

IV. Điều chế

    1. Trong phòng thí nghiệm

     Dùng axit nitric đặc oxi hóa photpho:

     $P + 5HNO_3 \overset{{t^o}}\rightarrow H_3PO_4 + 5NO_2 + H_2O$

    2. Trong công nghiệp

     - Axit sunfuric đặc tác dụng với quặng photphorit hoặc apatit

    $Ca_3(PO_4)_2 + 3H_2SO_4 (đặc) \overset{{t^o}}\rightarrow 2H_3PO_4 + 3CaSO_4\downarrow$

     - Hoặc đốt photpho thu P2O5 rồi cho tác dụng với nước

     $4P + 5O_2 \overset{{t^o}}\rightarrow 2P_2O_5$

    $P_2O_5 + 3H_2O \rightarrow 2H_3PO_4$

V. Ứng dụng

     Điều chế muối photphat, sản xuất phân lân, hợp chất hữu cơ photpho...

     Công nghệ dược phẩm

B. Muối photphat

     Là muối của axit photphoric, có 3 loại:

     - Muối đihidrophotphat

     - Muối hidrophotphat

     - Muối trung hòa

I. Tính tan

     - Các muối trung hòa và muối axit của Na, K, NH4 đều tan trong nước

     - Các kim loại khác chỉ có muối đihidrophotphat là tan, ngoài ra đều ít hoặc không tan trong nước

II. Nhận biết ion photphat

     Thuốc thử nhận biết PO3-4 trong dung dịch muối photphat là bạc nitrat.