Bài 17: Silic và hợp chất của silic - Hóa Học 11

bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc, tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng, cách điều chế của nguyên tố silic và các hợp chất của chúng

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 17: Silic và hợp chất của Silic

A- Silic

I. Tính chất vật lí

- Silic tồn tại ở 2 dạng: Silic tinh thể và vô định hình

II. Tính chất hóa học

1. Tính khử

a) Tác dụng với phi kim

Si+2F2→SiF4 ( nhiệt độ thường)

Si+2O2→SiO2(400–600∘C)

b) Tác dụng với hợp chất

- Tác dụng với dung dịch kiềm tạo khí hidro

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H

2. Tính oxi hóa

Silic tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao tạo silixua kim loại

2Mg + Si —> Mg2Si

III. Trạng thái tự nhiên 

Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2 sau oxi

Trong tự nhiên chỉ có Silic tồn tại ở dạng hợp chất

IV. Ứng dụng

Là chất bán dẫn dùng trong kĩ thuật điện tử và vô tuyến 

Trong luyện kim để tách oxi khỏi kim loại nóng chảy

V. Điều chế

Dùng chất khử mạnh khử silic dioxit ở nhiệt độ cao

SiO2 + 2Mg —> Si + 2 MgO

B. Hợp chất của silic

I. Silic dioxit

- Dạng tinh thể, nóng chảy ở 1713oC, không tan trong nước

- tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong kiềm nóng, đặc

- tan được trong axit flohidric

- Trong tự nhiên tồn tại dưới dạng cát và thạch anh

II. Axit silixic

H2SiO3 là chất ở dạng keo, không tan trong nước, dễ mất nước khi đun nóng

Là axit rất yếu

Na2SiO3 + CO2 + H2O —> Na2CO3 + H2SiO3(kt)

III. Muối silicat

Axit silixix tan trong dung dịch kiềm thành muối silicat

Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng