Bài 19: Luyện tập tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng - Hóa Học 11

Bài này sẽ hệ thống lại kiến thức của chương 3: Cacbon - Silic

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 19: Luyện tập tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng

I. Kiến thức cần nắm vững
1. Cacbon
a) Đơn chất

    - Các dạng thù hình: kim cương, than chì, fuleren...
    - Chủ yếu thể hiện tính khử: C + 2CuO $\overset{{t^o}}\rightarrow$2Cu + CO2
    - Cacbon còn thể hiện tính oxy hóa : 3C + 4Al $\overset{{t^o}}\rightarrow$ Al4C3

b) Oxit

    - CO là oxit trung tính ( không tạo muối)
    - CO có tính  khử mạnh : 4CO + Fe3O4 $\overset{{t^o}}\rightarrow$3Fe + 4CO2 
    - CO2 là oxit axit có tính oxi hóa: CO2 + 2Mg $\overset{{t^o}}\rightarrow$ C + 2MgO
    - CO2 tan trong nước tạo dung dịch axit cacbonic

c) Axit cacbonic(H2CO3)

    - Không bền, phân ủy thành CO2 và H2O
    - Là axit yếu, trong dung dịch phân li hai nấc

d) Muối

    - Muối Cacbonat của kim loại kiềm dễ tan trong nước và bền với nhiệt. Các muối khác ít tan và bị nhiệt phân.
    CaCO3 $\overset{{t^o}}\rightarrow$ CaO + CO2 
    - Muối hidrocacbonat dễ tan và dễ bị nhiệt phân
    Ca(HCO3)2 $\overset{{t^o}}\rightarrow$ CaCO3 + CO2 + H2

2.Silic
a) Đơn chất

    - Các dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô đinh hình
    - Thể hiện cả tính khử và tính oxy hóa
    Si + 2F2 $\overset{{t^o}}\rightarrow$ SiF4 
    Si + 2Mg $\overset{{t^o}}\rightarrow$ Mg2Si

b) Oxit 

    - Tác dụng với kiềm nóng chảy:
    SiO2 + 2NaOH $\overset{{t^o}}\rightarrow$ Na2SiO3 + H2O
    - Tác dụng với dung dịch HF:
    SiO2 + 4HF $\overset{{t^o}}\rightarrow$ SiF4 + 2H2O

c) Axit Silixic

    - Ở dạng rắn, ít tan trong nước.
    Là axit rất yếu, yếu hơn cả axit Cacbonic

d) Muối

    - Muối silicat của kim loại kiềm dễ tan trong nước 
    - Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3, K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng có nhiều ứng dụng trong thực tế