Bài 2: Axit, bazo và muối - Hóa Học 11

bài này sẽ cho chúng ta biết một chất như thế nào được gọi là axit, như thế nào được gọi là bazo, như thế nào được gọi là muối và viết được phương trình điện li của chúng

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 2: Axit, bazo và muối

I. Axit

1. Định nghĩa

     - Theo A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân ly ra cation H+

     - Các dung dịch axit đều có tính chất của các cation H+

              HCl => H+ + Cl-

2. Axit nhiêu nấc

     - Axit một nấc: phân ly một nấc ra ion H+

     - Axit nhiều nấc: Axit khi tan trong nước mà phân tử phân ly nhiều nấc ra ion H+

           Phân tử H3PO4 phân ly ba nấc ra H+, gọi là axit ba nấc.

II. Bazơ

     - Theo A-rê-ni-ut, Bazơ là chất khi tan trong nước phân ly ra anion OH-

        NaOH => Na+ + OH-

     - Các bazơ có tính chất của các aion OH-

III. Hidroxit lưỡng tính

     - Là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân ly như axit, vừa có thể phân ly như bazơ

     - Các hidroxit lưỡng tính thường gặp: Zn(OH)3, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2.

     - Ít tan trong nước và lực axit, lực bazo đều yếu

IV. Muối:

1. Định nghĩa

     - Là hợp chất khi tan trong nước phân ly ra cation kim loại (hoặc cation NH+4) và anion gốc axit.

     - Muối trung hòa: muối mà gốc axit không còn hidro có khả năng phân ly ra H+

     - Muối axit: còn hidro còn khả năng phân ly ra H+

2. Sự điện ly của muối trong nước

     - Hầu hết các muối khi tan trong nước phân ly hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH+4) và anion gốc axit (trừ HgCl2, Hg(CN)2,...)

     - Nếu anion gốc axit còn hidro có tính axit thì tiếp tục phân ly ra H+