Bài 30: Ankadien - Hóa Học 11

Tổng quan lý thuyết về ankadien, đồng đẳng, đồng phân danh pháp, tính chất vật lý, hóa học, điều chế, ứng dụng và điều chế anken. Bài tập trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 30: Ankadien

I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI

1. Định nghĩa

- Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi C = C trong phân tử.

- CTPT chung là: CnH2n–2 (n ≥ 3)

2. Phân loại

Dựa vào vị trí tương đối của liên kết đôi có thể phân ankadien thành 3 loại:

- Ankadien có 2 liên kết đôi cạnh nhau

- Ankadien có 2 liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn được gọi là ankadien liên hợp

- Ankadien có 2 liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở lên 

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Phản ứng cộng

a) Cộng hidro

CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2 → CH3 – CH2 – CH- CH3

b) Cộng brom

Cộng 1,2:

Chuyên đề Hóa học lớp 11

Cộng 1,4:

Chuyên đề Hóa học lớp 11

Cộng đồng thời vào 2 liên kết đôi:

CH2=CH–CH=CH2 + 2Br2 (dd) → CH2Br –CHBr - CHBr-CH2Br

c) Cộng hidro halogenua

Cộng 1,2:

Chuyên đề Hóa học lớp 11

Cộng 1,4:

CH2=CH–CH=CH2 + HBr (dd) → CH3 –CH = CH-CH2Br

2. Phản ứng trùng hợp

Khi có mặt kim loại natri hoặc chất xúc tác khác, buta-1,3-dien tham gia phản ứng trùng hợp kiểu 1,4:

nCH2=CH-CH=CH2 —> (-CH2-CH=CH-CH2-)n (caosu buna)

3. Phản ứng oxi hoá

a) Oxi hoá hoàn toàn

Phản ứng cháy tạo CO2 và H2O

b) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn

Buta-1,3-dien và isopren làm mất màu dung dịch kali penmanganat tương tự như anken

III. ĐIỀU CHẾ

1. Điều chế buta-1,3-dien từ butan hoặc butilen bằng cách đề hidro hoá

2. Điều chế isopren bằng cách tách hidro của isopentan

IV. ỨNG DỤNG

Chế tạo cao su ( cao su buna, cao su isopren,...) làm lốp xe, nhựa trám thuyền,...

 


Học Tin Học