Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hóa Học 11

Các nguồn khai thác hidrocacbon trong tự nhiên, thành phần, khai thác và ứng dụng. Bài tập trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên

I. Dầu mỏ

- Nằm trong túi dầu trong lòng đất. Túi dầu gồm 3 lớp: lớp khí mỏ dầu, lớp dầu, lớp nước và cặn

- Dầu mỏ lỏng sánh, màu nâu đen có mùi đăc trưng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, là hỗn hợp nhiều loại hidrocacbon khác nhau và 1 lượng nhỏ tạp chất

- Trong công nghiệp dầu mỏ được chưng cất ở áp suất thường trong những tháp chưng cất phân đoạn

- Để làm tăng giá trị người ta phải chế biến hóa học các phân đoạn dầu mỏ : crackinh, rifomonh

- Crackinh là quá trình bẻ gãy phân tử hidrocacbon mạch dài thành các phân tử hidrocacbon mạch ngắn

- Rifominh là quá trình làm biến đổi cấu trúc của phân tử hidrocacbon từ không nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm

II. Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu

- Khí thiên nhiên có nhiều trong các mỏ khí, thành phần chủ yếu là metan 

- Khí mỏ dầu có trong các mỏ dầu, hàm lượng chủ yếu là metan nhưng thấp hơn tong khí thiên nhiên

III. Than mỏ

- Là phần còn lại của cây cỏ cổ đại đã bị biến hóa 

- 3 loại chính: Than gầy, than mỡ, than nâu

- Khí lò cốc là hỗn hợp của các chất dễ cháy 

- Nhựa than đá là chất lỏng, có nhiều hidrocacbon thơm và phenol