Bài 40: Ancol - Hóa Học 11

ĐỊnh nghĩa về ancol, phân loại, đặc điểm, điều chế và các ứng dụng của chúng. Có bài tập trắc nghiệm và hướng dẫn giải chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 40: Ancol

1. Định nghĩa, phân loại:

          - Định nghĩa: Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hydroxyl –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no

          - Phân loại: +Dựa vào đặc điểm các gốc hidrocacbon, các ancol chia thành: ancol no, ancol không no, ancol thơm

                             + Dựa vào số nhóm –OH trong phân tử, các ancol chia thành: ancol đơn chức, ancol đa chức

2. Đồng phân, danh pháp:

           - Đồng phân: Các ancol no, mạch hở, đơn chức có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức –OH

           - Danh pháp: + Tên thông thường: Ancol + tên gốc ankyl + ic

                                 + Tên thay thế: Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm –OH + ol

Vd:  \n<title></title> \n<title></title>

3. Tính chất vật lí:

           - Chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường

           - Nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của các ancol tăng theo chiều tăng của phân tử khối, độ tan trong nước lại giảm khi phân tử khối tăng

           - Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó 

4. Tính chất hoá học:

          - Phản ứng thế H của nhóm OH:

                     + Tính chất chung của ancol: Tác dụng với kim loại kiềm                

                                       2C2H5–OH + 2Na →  2C2H5–ONa + H2

                     + Tính chất đặc trưng của glixerol: Ancol đa chức có các nhóm OH liền kề tạo dung dịch màu xanh lam với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

                                       2C3H5(OH)3 + Cu(OH)→ [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2

                                                                                     Đồng(II) glixerat

=> Phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm –OH cạnh nhau trong phân tử 

          - Phản ứng thế nhóm OH:

                      + Phản ứng với axit vô cơ:

                                         C2H5–OH + H – Br → C2H5–Br + H2O

                      + Phản ứng với ancol:

           C2H5–OH + H – OC2H5 →  C2H–O– C2H5 + H2O      (đk: H2SO4, 140oC)

           - Phản ứng tách nước: Các ancol no, đơn chức, mạch hở (trừ metanol) có thể bị tách H2O thành anken

                   CnH2n+1OH → CnH2n + H2O      (đk: H2SO4, to)

            - Phản ứng oxi hoá:

                        + Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn:

Ancol bậc I tạo thành andehit:                  RCH2–OH + CuO to→ RCHO + Cu + H2O

Ancol bậc II bị oxi hoá thành xeton (cùng đk):      RCHOHR' + CuO to→ RCOR' + Cu + H2O

Ancol bậc III không phản ứng trong điều kiện như trên

                        + Phản ứng oxi hoá hoàn toàn: khi đốt các ancol cháy, toả nhiều nhiệt

                                                   C2H5–OH + 3O2  to→ 2CO2 + 3H2O

5. Điều chế:

            - Phương pháp tổng hợp:

                     + Tổng hợp etanol bằng etilen:

                             C2H4 + H2O → C2H5–OH          (đk: H2SO4, to)

                     + Tổng hợp ancol bằng cách thuỷ phân dẫn xuất halogen trong dung dịch kiềm

                     + Tổng hợp glixerol bằng propilen:

\n<title></title> \n<title></title>

            - Phương pháp sinh hoá: Sản xuất ancol etylic bằng cách lên men các nông sản chứa nhiều tinh bột, đường (gạo, ngô, khoai, sắn, quả chín,...)

                       (C6H10O5)n H2O, to, xt→ C6H12O6 enzym→ C2H5OH

6. Ứng dụng:

            - Etanol có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: Công nghiệp thực phẩm, y tế,....