Bài 8: Amoniac và muối Amoni - Hóa Học 11

Bài này sẽ cho chúng ta biết về tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của amoniac và muối amoni

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 8: Amoniac và muối Amoni

A. AMONIAC

I. CẤU TẠO PHÂN TỬ

   -Trong phân tử amoniac, nguyên tử N liên kết với 3 nguyên tử Hidro bằng 3 liên kết cộng hóa trị có cực.

   - Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp với N là đỉnh, 2 H tạo thành đáy hình tam giác

   - Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn 1 cặp electron hóa trị là nguyên nhân tính bazo của NH3 

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

    - Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí

    - Amoniac tan được trong mước. Ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan được khoảng 800 lít khí amoniac

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tính bazo yếu

a) Tác dụng với nước

NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH-  

Trong dung dịch, amoniac là bazo yếu có thể làm quỳ tím chuyển màu xanh

b) Tác dụng với dung dịch muối

    -Dung dịch amoniac có thể tác dụng với muối của nhiều kim loại để tạo thành kết tủa hidroxit của các kim loại đó

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl 

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+

    - Những hidroxit và oxit có khẳ năng tạo phức amin thì tan trong dung dịch (Cu(OH)2, Zn(OH)2, Ag2O, AgCl...)

Cu(OH)2 + 4NH3 → Cu(NH3)4 ](OH)2 (xanh thẫm)

c) Tác dụng với axit

    Khí và dung dịch amoniac tác dụng với dung dịch axit tạo muối amoni

    NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua)

2. Tính khử

    Trong phân tử amoniac, Nito có số oxi hóa -3 vì vậy amoniac có tính khử

a) Tác dụng với oxi

4NH3 + 3O2 to → 2N2 + 6H2O

b) Tác dụng với Clo

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo "khói trắng” NH4Cl

IV. ỨNG DỤNG

    - Amoniac được sử dụng chủ yếu để sản xuất axit nitric, phân đạm ure, amoni nitrat, amoni sunfat,... 

    - Điều chế hidrazin N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa

    - Amoni lỏng được sử dụng làm chất làm lạnh trong thiết bị lạnh

V. ĐIỀU CHẾ

1. Trong phòng thí nghiệm

2NH4Cl + Ca(OH)2 to → CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

2. Trong công nghiệp

N2(k) + 3H2(k) ⇌ 2NH3(k)     ∆H < O

- Nhiệt độ 450-500oC

- Áp suất cao 200- 300 atm

- Chất xúc tác là sắt kim loại trộn thêm Al2O3, K2O,...

B.  MUỐI AMONI

Là tinh thể ion gồm cation NH4+ và anion gốc axit

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Tất cả các muối amoni đều tan nhiều trong nước, điện li hoàn toàn cho ion NH4+ không màu

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với dung dịch kiềm

(NH4)2SO4 + 2NaOH to→ 2NH3 + 2H2O + Na2SO4 

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O (Quỳ ẩm hóa xanh)

Dùng để nhận biết ion amoni và điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm

2. Phản ứng nhiệt phân

• Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH3

NH4Cl(r)  to→ NH3(k) + HCl (k)

Khi bay lên miệng ống gặp nhiệt độ thấp hơn, 2 khí này lại hợp với nhau tạo tinh thể NH4Cl màu trắng

(NH4)2CO3(r) to→ NH3(k) + NH4HCO3(r)

NH4HCO3 to → NH3 + CO2 + H2O ; NH4HCO3 (bột nở) được dùng làm xốp bánh.

• Muối amoni chứa gốc cuả axit có tính oxi hóa khi bị nhiêt phân cho ra N2, N2O .

NH4NO2 to → N2 + 2H2O

NH4NO3 to → N2O + 2H2O

Nhiệt độ lên tới 500oC, ta có phản ứng:

2NH4NO3 → 2 N2 + O2 + 4H2O