Bài 20: Sự ăn mòn của kim loại - Hóa Học 12

Khái niệm, các loại ăn mòn và cách chống ăn mòn kim loại

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Sự ăn mòn kim loại

I- Khái niệm

- Ăn mòn kim loại: sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của tác nhân môi trường

- Kết quả: $M\rightarrow M^{n+}+ne$

- Phân loại :

+ ăn mòn hóa học

+ ăn mòn điện hóa

II- Hai dạng ăn mòn kim loại

1. Ăn mòn hóa học

- Bản chất: phản ứng oxi hóa- khử

- Đặc điểm: e của kim loại chuyển trực tiếp cho tác nhân môi trường

Ví dụ: Sắt để ngoài không khí ( hơi nước) bị oxi hóa thành oxit sắt từ

2. Ăn mòn điện hóa

- Bản chất : phản ứng oxi hóa- khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch điện li và tạo nên dòng e chuyển từ cực âm đến cực dương

- Điều kiện:

+ 2 điện cực khác nhau về bản chất

+ các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn

+ Các điện cực : tiếp xúc với dung dịch chất điện ly

III-Chống ăn mòn kim loại

1. Phương pháp bảo vệ bề mặt

- Phủ lên kim loại một lớp sơn, dầu mỡ ...

- Khi lớp bảo vệ bị hư hỏng, kim loại sẽ bị ăn mòn

2. Phương pháp điện hóa

- Dùng 1 kim loại làm vật hi sinh để bảo vệ vật liệu kim loại

- Ví dụ : để bảo vệ tàu biển bằng thép, người ta gắn lá Zn phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển ( dung dịch điện ly) 

+ cực dương : thép

$O_2 $ bị khử: $2H_2O+O_2+4e\rightarrow 4OH^-$

+ cực âm : Zn

Zn bị oxi hóa : $Zn\rightarrow Zn ^{2+}+2e$

+ dung dịch điện ly : nước biển