Bài 26 : Oxit - Hóa Học 8

Giúp học sinh luyện tập kiến thức hóa học 8 qua các bài tập trắc nghiệm

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Oxit

1. Định nghĩa

   Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxi.

         Ví dụ: đồng(II) oxit CuO, lưu huỳnh đioxit $SO_2$ ...

2. Công thức

    Công thức của oxit $M_xO_y$ gồm có kí hiệu của O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố  M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng quy tắc về hóa trị:

                                                      $II \times y=n \times x$

3. Phân loại

  a) Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

      Ví dụ: $SO_3$  tương ứng với axit sunfuric $H_2SO_4$

    Gọi tên: 

         (tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + Tên phi kim + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + oxit 

   Tên tiền tố: mono nghĩa là 1 (có thể không đọc), đi là 2, tri là 3, tetra là 4, penta là 5...

             Ví dụ:  $SO_3$ lưu huỳnh trioxit.

                        $P_2O_5$ điphotpho pentaoxit

  b)  Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

          Ví dụ: $Na_2O$ tương ứng với bazơ natrioxit  (NaOH).

        Gọi tên:    Tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị)  +  oxit

        Ví dụ:  $Na_2O $ natri oxit

                   $FeO$ Sắt (II) oxit

                   $CuO$ Đồng oxit.