Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII. - Lịch sử lớp 10

Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII. Vương triều Tây Sơn.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII.

I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII

- Vào giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc. Phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, kéo dài trong hơn 10 năm, nhưng cuối cùng bị đàn áp.
- Nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Trong cũng bước vào khủng hoảng. Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Từ Tây Sơn, cuộc khởi nghĩa đã phát triển, lật đổ chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong, làm chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào. 
- Từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn tiếp tục tiến ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh, làm chủ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước về cơ bản được hoàn thành. 

II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII

1. Kháng chiến chống Xiêm (1785) :
+ Đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII, sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm (nay là Thái Lan) cầu cứu. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thuỷ, bộ sang xâm lược nước ta.
+ Đầu năm 1785, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm - Xoài Mút đánh tan quân xâm lược Xiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

2. Kháng chiến chống Thanh (1789) :
+ Sau khi chính quyền vua Lê, chúa Trịnh bị lật đổ, Lê Chiêu Thống cùng một số cận thần bỏ chạy lên phía Bắc và sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
+ Được tin đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc. Chỉ trong 5 ngày (từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân đến mồng 5 Tết Kỉ Dậu) với cuộc hành quân thần tốc, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược và tiến vào Thăng Long. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa còn vang mãi về sau.

III. Vương triều Tây Sơn

- Sau khi đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, Nguyễn Huệ chính thức xây dựng một chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị từ Thuận Hoá trở ra Bắc. Quang Trung rất có ý thức mời những người tài giỏi ra giúp nước (3 lần viết thư mời Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng Viện Sùng chính).
- Nông nghiệp : Quang Trung cũng ban chiếu kêu gọi dân phiêu tán về quê sản xuất. Lập lại sổ hộ tịch, địa bạ, không để ruộng đất bỏ hoang.
- Kinh tế : Mở rộng và phát triển kinh tế công thương nghiệp.
- Tổ chức lại giáo dục thi cử, đưa chữ Nôm làm văn tự chính thức của quốc gia.
- Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ.
- Ngoại giao : Đặt quan hệ tốt đẹp với nhà Thanh cũng như các nước Lào và Chân Lạp.
- Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời.
- Năm 1802, trước sự tấn công của Nguyễn Ánh, Vương triều Tây Sơn sụp đổ.