Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII. - Lịch sử lớp 10

Tư tưởng, tôn giáo. Phát triển giáo dục và văn học. Nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII.

I. Về tư tưởng, tôn giáo

- Nho giáo từng bước suy thoái : thi cử không còn nghiêm túc như trước. Tôn ti trật tự phong kiến cũng không còn được như thời Lê sơ. Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phục hồi. Nhiều chùa, quán được xây dựng thêm, một số chùa được trùng tu lại.
-  Một tôn giáo mới xuất hiện : đạo Thiên Chúa. Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, từ thế kỉ XVI, một số giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào Đại Việt truyền đạo.
- Thế kỉ XVII, do nhu cầu của việc truyền đạo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng ra đời. Tuy nhiên, bấy giờ chữ Quốc ngữ chưa được phổ cập trong xã hội, phải đến đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ mới được sử dụng phổ biến.
- Các tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì và phát huy như tục thờ cúng tổ tiên, thờ những người anh hùng có công với nước, với làng.

II. Phát triển giáo dục và văn học

1. Giáo dục :

+ Thay thế nhà Lê, nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi để chọn lựa nhân tài. Thời kì nhà Mạc đã tổ chức được 22 kì thi hội lấy được 485 Tiến sĩ.
+ Nhà nước Lê - Trịnh được khôi phục, giáo dục Nho học tiếp tục được duy trì. Nhiều khoa thi được tổ chức nhưng số người đỗ đạt và đi thi không nhiều như trước. Ở Đàng Trong, năm 1646 chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên.
+ Ở triều đại Tây Sơn, với chính sách chăm lo giáo dục của Quang Trung, chữ Nôm được dùng trong công việc hành chính, thi cử.
Mặc dù vậy, nội dung giáo dục vẫn là kinh sử. Các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý.

2. Văn học :

+ Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước và chiếm vị trí trọng yếu. Các nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan đã dùng chữ Nôm để sáng tác.
+ Văn học dân gian phát triển rầm rộ, thể hiện ước mơ về một cuộc sống tự do và thanh bình của người dân lao động.

III. Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật

- Trong các thế kỉ XVI - XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển, thể hiện ở các chùa mới được xây dựng như chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật ở các chùa...
- Nghệ thuật dân gian được hình thành trong các công trình điêu khắc và kiến trúc.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài với nhiều phường tuồng, chèo ở các làng, các làn điệu dân ca ở các địa phương.
- Nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực sử học, địa lí, y học, triết học... ra đời.
- Kĩ thuật : kĩ thuật đúc súng theo kiểu phương Tây, đóng thuyền, xây thành luỹ được hình thành và phát triển, nghề làm đồng hồ ra đời...