Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân. - Lịch sử lớp 10

Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân.

1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân

a) Về xã hội :
+ Ra đời trong bối cảnh lịch sử mà phong trào nông dân nổ ra liên tiếp ở thế kỉ XVIII do cuộc khủng hoảng xã hội. Bộ máy nhà nước phong kiến Nguyễn phải gia tăng tính chuyên chế.
+  Xã hội có hai giai cấp : giai cấp thống trị gồm vua quan và địa chủ, cường hào ; giai cấp bị trị gồm các tầng lớp nhân dân lao động mà đa số là nông dân.
+ Nhà Nguyễn đã tìm mọi cách để ổn định tình hình xã hội nhưng tệ tham quan ô lại vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ở nông thôn đã làm cho đời sống nông dân khổ cực, thêm vào đó là việc bắt dân đi lao dịch xây dựng các công trình công cộng.
b) Đời sống nhân dân :
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân khổ cực.
+ Những vấn đề trên là nguyên nhân của phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân chống lại triều Nguyễn.

2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính

- Ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra và liên tục phát triển cho đến giữa thế kỉ XIX.
- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) nổ ra ở trấn Sơn Nam hạ và cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 - 1855) bùng lên ở Ứng Hoà (Hà Tây). Ở Phiên An (Gia Định), nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính do Lê Văn Khôi lãnh đạo (1833 - 1835).

3. Đấu tranh của các dân tộc ít người

- Phong trào đấu tranh của các dân tộc ít người cũng diễn ra từ Bắc đến Nam. Tiêu biểu là :
+ Cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng, dưới sự lãnh đạo của Nông Văn Vân (1833 - 1835).
+ Cuộc khởi nghĩa của người Mường ở Hoà Bình và Tây Thanh Hoá, dưới sự lãnh đạo của tù trưởng họ Quách (1832 - 1838).
+ Các cuộc khởi nghĩa của người Khơ-me nổ ra ở Tây Nam Kì (1840 - 1848).
- Phong trào đấu tranh của nhân dân chống triều đình Nguyễn nổ ra liên tục từ đầu đến giữa thế kỉ XIX đã chứng tỏ sự bất bình của mọi tầng lớp nhân dân đối với chính quyền nhà Nguyễn nói chung và bọn địa chủ cường hào ở nông thôn nói riêng.