Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông - Lịch sử lớp 10

Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế. Sự hình thành các quốc gia cổ đại. Xã hội cổ đại phương Đông. Chế độ chuyên chế cổ đại. Văn hóa cổ đại phương Đông.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

- Lưu vực các con sông lớn: sông Nin ( Ai Cập), sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát( Lưỡng Hà), sông Ấn và sông Hằng( Ấn Độ), sông Hoàng Hà và Trường Giang( Trung Quốc).

- Điều kiện kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp.

=> Công tác trị thủy: nhân tố quan trọng nhất, là sợi dây liên kết các cộng đồng người.

=> Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành, sớm nhất là Ai Cập ( 3200 năm TCN).

2. Xã hội cổ đại phương Đông

- Xã hội cổ đại phương Đông được phân chia thành 3 tầng lớp:

+ Nông dân công xã: là tầng lớp đông đảo nhất, có vai trò to lớn, nhận ruộng đất canh tác và nộp thuế.

+ Quý tộc: Vua, quan lại, tăng lữ, là giai cấp bóc lột, có nhiều của cải và quyền hành.

+ Nô lệ: Số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ và hầu hạ quý tộc.

3. Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông

- Vua: có quyền tối cao và vô hạn.

- Quan lại, quý tộc: thu thuế, thư lại...

4. Văn hóa cổ đại phương Đông

- Lịch và thiên văn học: lịch âm, nông lịch.

- Chữ viết: tượng hình=> tượng ý=> tượng thanh.

- Ghi chép: giấy papyrut, thẻ tre, mai rùa...

- Toán học: đo đạc ruộng đất

- Kiến trúc: kim tự tháp.

=> Thành tựu văn hóa đầu tiên, đặt cơ sở cho sự phát triển văn hóa ở các giai đoạn sau.