Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu. - Lịch sử lớp 10

Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu.

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

a) Những phát minh lớn :
- Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. 
- Ở Anh, cách mạng công nghiệp nổ ra sớm (giữa thế kỉ XVIII) : Có đủ điều kiện để tiến hành cách mạng công nghiệp như vốn, nhân công, sự phát triển kĩ thuật.
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, nâng cao năng suất gấp 8 lần.
- Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước, làm nâng cao năng suất lao động tới 40 lần so với dệt vải bằng tay, nhưng có hạn chế là phải xây dựng nhà máy gần những khúc sông chảy siết, về mùa đông nước đóng băng nên máy không hoạt động được.
- Đặc biệt, năm 1784 Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục được tất cả những nhược điểm của các máy móc trước đây, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác ra đời như ngành dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải có tàu thuỷ, tàu hoả sử dụng đầu máy chạy bằng hơi nước.
b) Kết quả :
+ Nhờ cách mạng công nghiệp, nước Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hoá.
+ Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là "công xưởng" của thế giới.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

- Năm 1830, cách mạng công nghiệp ở Pháp mới bắt đầu, nhưng tốc độ lại diễn ra rất nhanh. Đến năm 1870, nước Pháp đã có 27000 máy hơi nước, giúp công nghiệp Pháp vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh).
- Ở Đức, từ những năm 40 của thế kỉ XIX, dù đất nước chưa được thống nhất nhưng quá trình cách mạng công nghiệp đã diễn ra. Được thừa hưởng kinh nghiệm của các nước đi trước, đến những năm 1850 – 1860, các ngành kinh tế của Đức đều sử dụng máy móc. Sau năm 1870, công nghiệp của Đức đã vươn lên đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn,...
- Về xã hội, hình thành hai giai cấp là tư sản và vô sản song lại mâu thuẫn với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.