Bài 37: Mác và Ăng - ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. - Lịch sử lớp 10

Mác và Ăng - ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 37: Mác và Ăng-Ghen. Sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học.

1. Bước đầu hoạt động cách mạng của C. Mác và Ph. Ăng-ghen

- C. Mác sinh năm 1818, trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất quý trọng người lao động. Sau khi đỗ Tiến sĩ triết học, Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở Đức và châu Âu.
- Ăng-ghen sinh năm 1820, trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Bác-men (Đức). Khi lớn lên, Ăng-ghen hiểu rõ những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh để tìm hiểu thêm về đời sống của người công nhân và đã viết cuốn "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh".
- Năm 1844, Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pháp. Hai người có cùng chí hướng nên đã kết bạn thân với nhau, cùng hoạt động cách mạng. 

2. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

- Khi hoạt động ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã tham gia tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là "Đồng minh những người chính nghĩa", sau đó hai ông cải tổ thành "Đồng minh những người cộng sản". Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế. 
- Tháng 2 – 1848, Mác và Ăng-ghen công bố cương lĩnh "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản". Đây là văn kiện quan trọng, là những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội 
chủ nghĩa.
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản gồm có lời mở đầu và 4 chương, trong đó khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ xã hội cộng sản. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản, đoàn kết các lực lượng công nhân trên toàn thế giới.
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lí luận soi đường để thực hiện mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.