Bài 38: Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871. - Lịch sử lớp 10

Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-Ri 1871.

I. Quốc tế thứ nhất 

1. Hoàn cảnh ra đời : 

Vào giữa thế kỉ XIX, mặc dù phong trào công nhân ở châu Âu diễn ra rộng khắp và quyết liệt song vẫn còn trong tình trạng phân tán về tổ chức, thiếu thống nhất về tư tưởng. Điều đó đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế. 
Ngày 28 - 9 - 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập với sự tham gia tích cực của Mác.

2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất :

+ Quốc tế thứ nhất tồn tại gần 12 năm (từ tháng 9 - 1864 đến tháng 7 - 1876) với 5 lần đại hội. Hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ nhất là truyền bá học thuyết Mác, đoàn kết phong trào công nhân, thành lập công đoàn, đòi ngày làm 8 giờ, cải thiện đời sống công nhân.
+ Dưới ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất, công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào phong trào đấu tranh chính trị, chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi, đoàn kết thống nhất lực lượng của giai cấp vô sản. Mác trở thành linh hồn của Quốc tế thứ nhất.

II. Công xã Pa-ri 1871

1. Cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 và sự thành lập Công xã

+ Với hi vọng giảm bớt mâu thuẫn trong nước và ngăn cản nước Đức thống nhất, ngày 19 - 7 - 1870 Pháp tuyên chiến với Phổ. Song chiến tranh đã gây cho Pháp nhiều khó khăn.
+ Ngày 2 – 9 – 1870, Hoàng đế Na-pô-lê-ông III cùng 10 vạn quân chủ lực bị quân Phổ bắt làm tù binh. Nhân cơ hội này, ngày 4 – 9 – 1870, nhân dân Pa-ri (phần lớn là công nhân và tiểu tư sản) đứng lên khởi nghĩa. 
+ Chính quyền của Na-pô-lê-ông III bị lật đổ, nhưng giai cấp tư sản đã cướp mất thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân, thành lập Chính phủ lâm thời tư sản, mang tên "Chính phủ vệ quốc".
+ Khi quân Phổ kéo vào nước Pháp và bao vây Pa-ri, Chính phủ tư sản hèn nhát, vội vàng xin đình chiến. Trước tình hình đó, quần chúng nhân dân một lần nữa lại đứng quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
+ Khi mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản (ở Véc-xai) với nhân dân càng gay gắt, Chi-e thực hiện âm mưu bắt hết các ủy viên của Uỷ ban Trung ương (đại diện cho nhân dân).
+ Ngày 18 – 3 – 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) - là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng cuối cùng đã thất bại. Âm mưu chiếm đồi Mông-mác không thành, Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.

2. Công xã Pa-ri - Nhà nước kiểu mới :

+ Ngày 26 – 3 – 1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bầu ra 86 người trúng cử, phần đông là công nhân và trí thức - đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
+ Sau khi thành lập, cơ quan cao nhất của Nhà nước là Hội đồng Công xã có nhiệm vụ ban bố pháp luật và lập ra 10 uỷ ban để thi hành pháp luật.
+ Công xã đã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của tư sản, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân. 
+Công xã đã ban hành các sắc lệnh mới : tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước, quy định tiền lương tối thiểu, thực hiện giáo dục bắt buộc không đóng học phí, quy định giá bán bánh mì,...
+ Tất cả những chính sách trên của Công xã đều phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động. Đây thực sự là một nhà nước kiểu mới.