Ấn Độ - Lịch sử lớp 11

Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 2 Lịch Sử 11 Ấn Độ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Ấn Độ

1. Tình hình kinh tế, xã hội ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. 

- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị ở Ấn Độ. 
+ Kinh tế: Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. 
+ Chính trị, xã hội: chính phủ Anh cai trị trực tiếp ấn Độ, thực hiện nhiều chính sách: chia để trị, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. 

2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859)

a. Nguyên nhân

- Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
- Nguyên nhân trực tiếp: Do binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm

b. Diễn biến chính

- Ngày 10/5/1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), ba trung đoàn Xipay nổi dậy khởi nghĩa bắt bọn chỉ huy Anh. 
- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được nhiều thành phố lớn.
- Thực dân Anh đàn áp dã man => 1859 thì thất bại.

c. Ý nghĩa

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất.
- Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh sau này.

3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)

- Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân đã thức tỉnh ý thức của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ. Họ vươn lên đòi tự do phát triển kinh tế và được tham gia chính quyền, nhưng  bị thực dân Anh kìm hãm bằng mọi cách. 
- Cuối 1885, Đảng quốc dân Đại hội (gọi tắc là Đảng Quốc đại) - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ, được thành lập => đánh dấu một giai đoạn mới, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. 
- Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại bị phân hoá thành hai phái: 
+ phái "ôn hoà":(từ 1885-1905) chủ trương thoả hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách...
+ phái "cấp tiến": do Tilắc cầm đầu kiên quyết chống Anh. 
- Tháng 7/1905, Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Bengan
+ miền Đông của người theo đạo Hồi
+ miền Tây của người theo đạo Hinđu
-> khiến nhân dân Ấn Độ càng căm phẫn. Nhiều cuộc biểu tình rầm rộ đã nổ ra. 
- Tháng 6/1908, TD Anh bắt giam Tilắc và kết án ông 6 năm tù -> thổi bùng lên đợt đấu tranh mới. 
- Tháng 7-1908 công nhân Bombay tổng bãi công, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến luỹ để chống quân Anh. 
- Cao trào 1905-1908 do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc. Giai cấp công nhân Ấn Độ đã tham gia tích cực vào phong trào dân tộc, thể hiện sự thức tỉnh của nhân dân ấn Độ trong trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu á đầu thế kỉ XX.