Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) - Lịch sử lớp 11

Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 4 Lịch Sử 11 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX)

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX)

1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

- Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng -> không tránh khỏi bị các nước phương Tây xâm lược. 
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia; Tây ban Nha, Mĩ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia. 
- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở - Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh, Pháp. 

2. Phong trào chống thực dân Hà lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a

a. Nguyên nhân:

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Inđônêxia với thực dân Hà lan ngày càng sâu sắc => làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc

b. Các phong trào đấu tranh 

- Cuối thế kỉ XIX
+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân A-chê (10/1873).
+ Khởi nghĩa của nông dân do Sa-min lãnh đạo (1890).
- Đầu thế kỉ XX
+ Phong trào công nhân gắn với sự ra đời của các tổ chức: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908),...
+ Giai cấp tư sản dân tộc ngày càng lớn mạnh, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu => đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước ở Inđônêxia vào đầu thế kỉ XX.

3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin

* Nguyên nhân :
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Philíppin và thực dân Tây Ban Nha ngày càng gay gắt.
* Phong trào đấu tranh tiêu biểu:
- Khởi nghĩa ở Ca-vi-tô (1872).
- Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc: xu hướng cải cách và xu hướng bạo động.
- Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm Philíppin.
+ Nhân dân Philíppin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại.
-> Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ.

4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia 

* Quá trình xâm lược
- Giữa thế kỉ XIX Pháp từng bước xâm chiếm Cam-pu-chia 
- 1863, Pháp ép buộc Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ
- 1884, Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước 1884, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp
- Ách thống trị của Pháp làm cho nhân dân Cam-pu-chia bất bình vùng dậy đấu tranh 
* Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia
- 1861 – 1892 Si-vô-tha tấn công vào Uđông – Phnôm pênh -> thất bại
- 1863 – 1866 cuộc Kn Achaxoa diễn ra ở Takeo chống Pháp -> thất bại
- 1866- 1867 cuộc khởi nghĩa của nhà sư Pucômbô, lập căn cứ ở Tây Ninh (Việt Nam) có liên kết với nhân dân Việt Nam, gây cho Pháp nhiều khó khăn

5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX

* Bối cảnh lịch sử 
- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến suy yếu, Lào phải thuần phục Thái Lan
- 1893, Pháp đàm phán với Xiêm buộc Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào -> Lào trở thành thuộc địa của Pháp (1893). 
- Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào
- 1901-1903 cuộc khởi nghĩa do Pha-ca-đuốc chỉ huy, giải phóng Xa va na khét, đường 9 biên giới Việt - Lào -> thất bại
- 1901-1907 cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven do Ong Kẹo, Com-ma-đam chỉ huy -> thất bại
- Phong trào diễn ra liên tục sôi nổi nhưng thất bại vì: phong trào mang tính tự phát, thiếu đường lối nà thiếu tổ chức.
-> Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương

6. Xiêm giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX

* Bối cảnh lịch sử
- Giữa thế kỉ XIX, Xiêm thực hiện chính sách đóng cửa để tránh sự xâm nhập của Phương Tây. 
- Trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược củ, Rama IV (Mông kut:1851- 1868), thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.
- Năm 1868, Ra-Ma V (Chu-la-long-con 1868- 1910), lên ngôi tiến hành cải cách đất nước
* Nội dung cải cách
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Giảm nhẹ thuế khóa (ruộng) nâng cao năng xuất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu
+ Công thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn và ngân hàng 
- Chính trị:
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động
+ Đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua có hội đồng nhà nước (nghị viện) 
+ Năm 1892, Ra-ma V tiến hành nhiều cải cách (quân đội, tòa án, trường học) theo khuôn mẫu phương Tây => Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
- Ngoại giao
+ Mềm dẻo, lợi dụng vị trí “nước đệm”
+ Sẵn sàng từ bỏ các vùng đất phụ cận để giữ gìn chủ quyền đất nước 
- Tính chất: Cái cách mang tính chất cách mạng tư sản không triệt để