Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) - Lịch sử lớp 11

Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 5 Lịch Sử 11 Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX)

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

1. Châu Phi

- Vào giữa thế kỉ XIX, nhất là những năm 70, 80 sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâm chiếm châu Phi: 
+ Anh chiếm Ai Cập, Nam Phi, Tây Nigiêra, Xômali, . . . 
+ Pháp chiếm một phần Tây Phi, Angiêri, Mađagaxca, Tuynidi, Đức chiếm Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi, . .  
+ Bồ Đào Nha chiếm Môdămbích, Ănggôla, . 
- Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc căn bản đã hoàn thành. 
- Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã thổi bùng lên phong trào đấu tranh giành độc lập ở đây. 
- Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nhân dân Etiôpia (1889-1896) chống thực dân I-ta-li-a…
* Nhận xét: Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi:
- Ưu điểm:
+ Diễn ra sôi nổi, quyết liệt
+ Thể hiện tinh thần yêu nước
- Nhược điểm:
+ Trình độ tổ chức thấp 
+ Lực lượng chênh lệch nên đã bị thực dân phương Tây đàn áp, thất bại.
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi vẫn tiếp tục phát triển trong thế kỉ XX. 

2. Khu vực Mĩ Latinh

- Ngay từ thế kỉ XVI, XVII, hầu hết các nước Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa của thực dân: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh diễn ra quyết liệt và nhiều nước giành độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX. 
- Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ở Mĩ Latinh là cuộc khởi nghĩa năm 1791, ở Ha-i-ti, dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a, dẫn tới sự ra đời nước Cộng hoà da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh. Tiếp đó là cuộc đấu tranh giành độc lập ở Áchentina (1816), Mêhicô và Pêru (1821), . . 
- Sau khi giành được độc lập, nhân dân Mĩ Latinh lại phải tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực này. 
- Thủ đoạn của Mĩ : 
+ Học thuyết Mơn-rô : "Châu Mĩ của người châu Mĩ"
+ 1889, thành lập tổ chức "Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ" (Liên Mĩ)
+ Chính sách : "Cái gậy lớn" ; "ngoại giao bằng đồng Đô la".
-> Biến Mĩ Latinh thành sân sau của Đế quốc Mĩ.