Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng - Lịch sử lớp 11

Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 20 Lịch Sử 11 Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần I (9/1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kỳ

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất

a. Chính trị
- Tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
- Nội bộ triều đình chia thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến, lòng dân li tán.
- Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đề xướng cải cách, canh tân đất nước, triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận các ý kiến canh tân, song thực hiện nửa vời, thiếu kiên quyết (ví dụ: cử người sang phương Tây học kĩ thuật, của người vào Nam học tiếng Pháp,...) -> hầu hết các đề nghị cải cách đều không được thực hiện.
b. Kinh tế: kiệt quệ
c. Xã hội
- Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn.
- Các phong trào đấu tranh chống lại triều đình của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

- Âm mưu:  Việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam là chủ trương lâu dài của Pháp, nhưng do lực lượng chưa đủ mạnh, Pháp chuyển sang “chinh phục tùng gói nhỏ”
- Thủ đoạn:
+ Tung gián điệp điều tra.
+ Lôi kéo, kích động tín đồ công giáo làm nội ứng.
+ Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy, ngày 05/11/1873, Gacniê đưa quân ra Bắc.
- Diễn biến
+ 5/11/1873, Gácniê ra Hà Nội, cho quân khiêu khích.
+ Ngày 19/11/1873, Pháp buộc Nguyễn Tri Phương giải tán lực lượng quân đội, mở cửa sông Hồng, nhưng không được chấp nhận.
+ 20/11/1873 chiếm thành Hà Nội; thừa thắng chiếm nốt Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Nam Định.

3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874

- Quân dân Hà Nội chủ động, anh dũng chiến đấu.
+ Triều đình: Đô đốc Nguyễn Tri Phương lãnh đạo chiến đấu, 100 binh sĩ chiến đấu đến người cuối cùng ở Ô Quan Chưởng. 
+ Nhân dân:  HNà Nội Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình... chủ động kháng chiến mạnh mẽ.
- 21/12/1873: chiến thắng Cầu Giấy lần 1, quân ta giành thắng lợi giòn giã, giết Gácniê.
-> Pháp hoang mang, tìm cách thương lượng.
- 15/03/1874, triều đình ký Hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì, tạo điều kiện cho Pháp đặt cơ sở kinh tế – chính trị ở Bắc Kì.
-> Quân Pháp rút khỏi Bắc Kỳ, nhưng nhân dân rất bất bình.

II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882 – 1884

1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)

- Bối cảnh: 
+ Chủ quyền dân tộc bị vi phạm. 
+ Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa -> nhu cầu về nguyên liệu, thị trường…
+ 1882 Pháp quyết định đánh Bắc Kỳ lần 2.
- Thủ đoạn :
+ Pháp vu cáo nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất, ngày 3/4/1882 quân Pháp do Rivie chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội.
+ 25/4 chiếm thành Hà Nội rồi mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Bắc Kì.

2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến

- Tại Hà Nội: Triều đình và nhân dân quyết chiến chống Pháp.
+ Triều đình: Đô đốc Hoàng Diệu chỉ đạp anh dũng chiến đấu, đến 25/4/1883 thành Hà Nội thất thủ.
+ Nhân dân: Nhiều sĩ phu lãnh đạo kháng chiến: Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Hữu bản, Trương Quang Đản.
- Tiêu biểu: 19/5/1883: ta giành chiến thắng Cầu Giấy lần 2, Rivie bị tiêu diệt.

III. Thực dân Pháp tấn công cửa biện Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884

1. Pháp tấn công cửa biện Thuận An

- Nguyên nhân:
+ Pháp thất bại ở Cầu Giấy lần 2.
+ Lấy cớ trả thủ cho Rivie.
+ Thuận An có vị trí quan trọng.
+ 17/7/1883 vua Tự Đức băng hà.
- 18/8/1883 Pháp đánh vào Thuận An.
- Mặc dù ta chiến đấu quyết liệt nhưng 20/8/1883 Pháp làm chủ các pháo đài ở Thuận An.

2. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng

- 25/8/1883, nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hácmăng với Pháp, Việt Nam bị chia làm ba kì, trong đó Trung Kì gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà được giao cho triều đình Huế quản lý.
- 6/6/1884, Pháp lại thay Hiệp ước Hácmăng bằng Hiệp ước Patơnốt, chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam. 
-> Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.