Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Lịch sử lớp 11

Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 12 Lịch Sử 11 Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

I. Nước Đức trong những năm 1918 – 1929.

1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 – 1923

- Nước Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng, kiệt quệ, đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn, khổ cực.
- Cao trào cách mạng 1918 – 1923:
+ Từ 1919 - 1923 phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức => đỉnh cao là sự ra đời của nhà nước Cộng Hoà Ba-vi-e (1919),...
+ Từ 10/1923 cao trào cách mạng tạm lắng do sự đàn áp của chính quyền tư sản.

2. Những năm ổn định tạm thời (1924 – 1929)

- Từ cuối năm 1923 kinh tế, chính trị, xã hội Đức ổn định.
* Về kinh tế
- Năm 1925, sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh và đến năm 1929 đã đứng đầu châu Âu.
- Quá trình tập trung sản xuất diễn ra mạnh, các tập đoàn tư bản lớn xuất hiện, thâu tóm các ngành kinh tế chính.
* Chính trị:
+ Đối nội: chế độ cộng hòa Vaima được củng cố, quyền lực của giới tư bản độc quyền được tăng cường. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.
+ Đối ngoại: vị trí quốc tế của Đức được phục hồi. Đức tham gia Hội Quốc liên, ký kế một số Hiệp ước với các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

II. Nước Đức trong những năm 1929 – 1939

1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền

- Kinh tế: khủng hoảng trầm trọng.
+ Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đã giáng đòn nặng nề… 
+ Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm tới 47% so với trước khủng hoảng, hàng nghìn nhà máy đóng cửa, khiến 5 triệu người thất nghiệp… 
- Chính trị, xã hội: khủng hoảng trầm trọng.
- Trong bối cảnh đó:
+ Đảng quốc xã của đã ráo riết hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng và phát xít hóa bộ máy nhà nước.
+ Được sự ủng hộ của giới Đại tư bản và lợi dụng sự hợp tác bất thành của Đảng Cộng sản với Đảng Xã hội dân chủ Đức…
- Ngày 30-1-1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và thành lập chính phủ của Đảng Quốc xã (Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức). Nước Đức bước vào một thời kì đen tối.

2. Nước Đức trong những năm 1933 – 1939

- Chính trị:
+ Chính phủ Hít-le công khai đàn áp, truy nã các đảng phái dân chủ tiến bộ; trước hết là Đảng Cộng sản Đứca.
* Thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai.
* Bỏ Hiến pháp, lật đổ nền Cộng hòa Vaima.
- Kinh tế: quân sự hóa nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh.
- Đối ngoại: 
* Tháng 10/1933, rút khỏi Hội Quốc liên.
* Năm 1935, ban hành lệnh tổng động viên.
* Thi hành chính sách gây chiến ( Thôn tính Áo-3.1938, Tiệp Khắc-1939)
- Năm 1938, nước Đức trở thành một xưởng đúc súng và một trại lính khổng lồ và bắt đầu triển khai các hành động chiến tranh xâm lược.
-> Tình hình ở Đức nguy cơ một cuộc Chiến tranh thế giới đang đến gần đe dọa nền hòa bình thế giới.