Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) - Lịch sử lớp 11

Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 15 Lịch Sử 11 Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)

I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939)

1. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

- Nguyên nhân: 
+ Phản đối âm mưu các nước đế quốc.
+ Ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga (1917).
- Diễn biến: 
+ Ngày 4/5/1919, phong trào bùng nổ ở Bắc Kinh: Cuộc biểu tình của 3000 học sinh - sinh viên phản đối âm mưu xâu xé, nô dịch Trung Quốc của các nước đế quốc.
+ Phong trào nhanh chóng lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố.
- Mục tiêu: Chống đế quốc và phong kiến.
- Lực lượng: Đông đảo tầng lớp nhân dân Trung Quốc (Thanh niên, sinh viên, công nhân..).
- Hình thức: Biểu tình.
- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Ý nghĩa: 
+ Phong trào có ý nghĩa to lớn trong lịch sử cách mạng Trung Quốc, mở đầu cao trào chống đế quốc, phong kiến ở Trung Quốc.
+ Đánh dấu sự chuyển biến của cách mạng Trung Quốc: Từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ -> cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
+ Giai cấp công nhân Trung Quốc bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập, và vươn lên lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Trung Quốc (Khẳng định vai trò cách mạng của giai cấp công nhân).
+ Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác, thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921).

2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 -1927) và Nội chiến Quốc - Cộng (1927 -1937)

a. Chiến tranh Bắc phạt (1926 – 1927)
- Trong những năm 1926 – 1927, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc hợp tác tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương đang chia nhau thống trị bắc Trung Quốc.
- Sau một thời gian ngắn, Quốc dân đảng phản bội, chống lại phong trào cách mạng:
+ Giữa tháng 4/1927, Quốc Dân Đảng lập chính phủ ở Nam Kinh -> đến tháng 7/1927 Tưởng Giới Thạch nắm toàn quyền.
b. Nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937)
- Sau chiến tranh Bắc phạt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng (1927 - 1937) cuộc nội chiến kéo dài 10 năm.
+ Tháng 1/1935, sau Đại hội Tuân Nghĩa, Mao Trạch Đông trở thành chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Tháng 7/1937, Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Quốc dân đảng – Đảng Cộng sản hợp tác, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật.

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939)

1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 - 1929

- Nguyên nhân: Thực dân Anh vơ vét, bóc lột thuộc địa để bù đắp thiệt hai sau Chiến tranh thế giới thứ I.
- Thời gian: 1918 – 1929
- Hình thức: Phong phú (biểu tình, bãi công, bãi khóa, không nộp thuế…)
- Lực lượng: nông dân, công nhân, thị dân.
- Lãnh đạo: Đảng Quốc Đại (Tư sản)
- Kết quả: Chính sách bất bạo động, bất hợp tác - không sử dụng đấu tranh bạo lực, chỉ biểu tình, bãi công, bãi khoá, tẩy chay hàng hoá Anh,...
+ Thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (12/1925).
-> Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.

2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 – 1939

* Nguyên nhân
- Bù đắp thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra, thực dân Anh tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Ấn Độ.
-> Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn độ với chính quyền thực dân Anh ngày càng gay gắt.
* Lãnh đạo: Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi.
* Phương pháp đấu tranh: bất bạo động, bất hợp tác.
- Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300 km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dân Anh.
- Tháng 12 -1931, Gan-đi phát động chiến dịch bất hợp tác mới.
-> Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Anh dần được hình thành.
- Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới.