Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Lịch sử lớp 11

Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 21 Lịch Sử 11 Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

I. Phong trào Cần Vương bùng nổ

1. Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương.

* Bối cảnh:
- Triều đình Huế bị khuất phục, Pháp áp đặt nền thống trị lên toàn bộ Việt Nam.
- Một bộ phận quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân phản đối mạnh mẽ, các toán nghĩa quân vẫn hoạt động mạnh.
- Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến (đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) 
-> phái chủ chiến có sự chuẩn bị và ra tay trước.
* Diễn biến:
- Tôn Thất Thuyết đưa Ưng Lịch lên ngôi (hiệu là Hàm Nghi-Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884,)
- Đêm 4/7/1885 đạo quân của Tôn Thất Thuyết tấn công đồn Mang Cá và toà khâm sứ.
- 5/7 quân Pháp phản công.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy khỏi Kinh thành về Tân Sở (Quảng Bình), ban chiếu Cần Vương (13/7/1885), kêu gọi nhân dân kháng chiến 
-> phong trào Cần Vương bùng nổ.

2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

- Đặc điểm từng giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 1885 – 1888:  Phong trào đặt dưới sự chỉ huy của triều đình kháng chiến, đứng đầu là Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, phát triển rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì.
+ Giai đoạn 2: 1888 – 1896: Phong trào phát triển, quy tụ thành các trung tâm lớn, xu hướng đi vào chiều sâu; đặt dưới sự chỉ đạo của văn thân, sĩ phu.
- Kết quả: Năm 1896 khởi nghĩa Hương Khê thất bại đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương. 
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, năng lực chiến đấu của nhân dân.
- Tính chất:
+ Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng-ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX.

1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)

- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
- Địa bàn: 
+ Căn cứ chính ở Bãi Sậy (Hưng Yên), 
+ Địa bàn hoạt động lan sang Hải Dương, Bắc Ninh.
- Hoạt động chủ yếu: 
+ 1885 - 1887, nghĩa quân đẩy lùi được nhiều cuộc càn quét, gây cho địch nhiều thiệt hại.
+ Từ 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt, nghĩa quân di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn ở các tỉnh đồng bằng.
- Kết quả, ý nghĩa: Căn cứ bãi Sậy và căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây. Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, Đốc Tít phải ra hàng giặc (8/1889).
- Để lại những kinh nghiệm trong tác chiến ở đồng bằng.

2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)

- Người lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
- Địa bàn chiến đấu: căn cứ địa Ba Đình (Nga Sơn, Thanh Hóa).
- Diễn biến chính
+ Tháng 12/1866, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.+ Đầu năm 1887, Pháp lại huy động 2500 quân bao vây căn cú Ba Đình.
+ Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu anh dũng chống trả kẻ thù trong suốt 34 ngày đêm. Đến 20/1/1887, nghĩa quân buộc phải mở đường máu, rút chạy lên Mã Cao.
- Điểm mạnh: Là một căn cứ kiên cố với các công sự vững chắc; được tổ chức chặt chẽ với sự liên kết và yểm trợ lẫn nhau.
- Điểm yếu: dễ dàng bị thực dân Pháp tập trung lực lượng để bao vây, cô lập. Khi bị kẻ địch cô lập, nghĩa quân không có con đường rút lui an toàn.

3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1886)

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
- Địa bàn: Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh). hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
- Hoạt động chủ yếu:
+ Từ 1885 - 1888 chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực...
+ Từ 1888 - 1896, nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. Chủ động tấn công thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.
- Kết quả, ý nghĩa: Phan Đình Phùng hy sinh (12/1895): 1896, khởi nghĩa thất bại.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.

4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)

- Nguyên nhân:
+ Nông nghiệp sa sút
+ Đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phiêu tán lên Yên Thế. 
- Diễn biến:
+ Từ 1884 - 1892, dưới sự chỉ huy của Đề Nắm, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
+ Từ 1893 - 1897, do Đề Thám lãnh đạo, giảng hoà với Pháp 2 lần, nghĩa quân làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang…
+ Từ 1898 - 1908, trong 10 năm hoà hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước.
+ 1909 - 1913, Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. 2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.
- Ý nghĩa: thể hiện tiềm năng, ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.