Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Lịch sử lớp 11

Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 11 Lịch Sử 11 Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn

- Sau Chiến tranh thế giới thứ I, các nước tư bản thắng trận (Anh, Pháp, Mĩ) tổ chức hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919-1920) và Oa-sinh-tơn (1921-1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
- Một trật tự thế giới mới được thiết lập thường được gọi là Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. 
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản:
+ Giành được nhiều  quyền lợi về kinh tế.
+ Xác lập sự nô dịch các nước bại trận  và các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.
+ Hội nghị Vécxai còn quyết định thành lập Hội Quốc liên, nhằm duy trì trật tự thế giới mới, với sự tham gia của 44 nước thành viên.
-> Một trật tự mỏng manh, tạm thời.

2. Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế cộng sản

a. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở các nước tư bản.
- Bối cảnh:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
+ Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc tới phong trào cách mạng thế giới.
-> trong những năm 1918 – 1923, một cao trào cách mạng đã bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu.
b. Quốc tế Cộng sản
- Tháng 3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.
- Hoạt động:
+ Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
+ Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo => định hướng con đường cách mạng ở nhiều nước.
+ Tại đại hội VII (1935) Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận nhân dân thống nhất nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
+ Năm 1943 tự giải tán, do tình hình thế giới thay đổi.
c. Vai trò của Quốc tế Cộng sản
- Có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó

- Nguyên nhân: Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, dẫn đến cuộc khủng hoảng về kinh tế (khủng hoảng thừa cung vượt cầu).
- Diễn biến:
+ Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ thế giới tư bản, các nước thuộc địa và phụ thuộc.
+ Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất, kéo dài nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội đối với các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Hậu quả
+ Kinh tế: bị tàn phá nặng nề, đẩy hàng trăm triệu người vào tình trạng đói khổ chủ yếu là công nhân, nông dân.
+ Chính trị: Đe dọa nền sự tồn tại của chính quyền tư bản.
+ Xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục, lôi kéo hàng triệu người tham gia.  
- Quan hệ quốc tế: hình thành hai khối đế quốc đối lập.
- Biện pháp khắc phục: 
+ Một số nước cải cách về kinh tế - xã hội( Anh, Pháp, Mĩ)
+ Một số nước tìm lối thoát bằng cách phát xít hóa chính quyền.
-> Hình thành hai khối đế quốc: Đức, Italia, Nhật Bản (khối phát xít), Anh, Pháp, Mĩ (khối dân chủ). Hai khối đối lập này ráo riết chạy đua vũ trang để gây cuộc chiến tranh thế giới mới, nhằm chia lại thế giới.

4. Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

- Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Mặt trận Nhân dân chống phát xít được thành lập ở nhiều nước.
- Mặt trận Nhân dân đã giành thắng lợi ở Pháp (5/1936), ở Tây Ban Nha (2/1936).