Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp - Lịch sử lớp 11

Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 22 Lịch Sử 11 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

1. Những chuyển biến về kinh tế

- Năm 1897, Pôn Dume sang làm toàn quyền Pháp ở Đông Dương, kiện toàn bộ máy thống trị, tiến hành khai thác thuộc địa( lần I)
* Chính sách khai thác của thực dân Pháp:
- Nông nghiệp: 
+ Pháp chiếm ruộng đất, lập đồn điền
-> xuất hiện đồn điền trồng cây công nghiệp. Nông dân bị cướp ruộng đất, bị bóc lột tàn nhẫn.
- Công nghiệp: Pháp đẩy mạnh khai mỏ và chế biến, sản xuất vật liệu phục vụ đời sống ra đời.
- Giao thông vận tải: xây dựng đường sắt, đường bộ, cầu, cảng để phục vụ khai thác, vận chuyển.
- Thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền: Thị trường, nguyên liệu, thu thuế.
* Hệ quả:
- Kinh tế: 
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
+ Tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét cạn kiệt.
+ Nông nghiệp vẫn lạc hậu.
+ Công nghiệp phát triển thiếu cân đối, thiếu công nghiệp nặng.
-> Kinh tế Việt Nam nhỏ yếu, mất cân đối, lệ thuộc vào Pháp.
- Xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ, xuất hiện các tầng lớp xã hội mới.

2. Những chuyển biến về xã hội

+ Nguyên nhân: Kinh tế thay đổi dẫn tới xã hội chuyển biến
* Giai cấp cũ bị phân hoá:
- Địa chủ phong kiến: 
+ Một bộ phận dựa vào thực dân Pháp nên giàu có.
+ Địa chủ vừa và nhỏ bị chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc.
- Giai cấp nông dân (chiếm 90% dân số): Bị áp bức, bóc lột nặng nề, mất ruộng đất
-> Ngày càng khốn khổ, bị bần cùng hoá( một số trở thành công nhân)
* Các tầng lớp xã hội mới được hình thành: công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
+ Công nhân: Làm việc trong nhà máy, đồn điền, hầom ,mỏ: bị bóc lột nặng nề
-> Sớm có tinh thần dân tộc, hưởng ứng các phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống
+ Tầng lớp tư sản: Làm thầu khoán, chủ xưởng thủ công, nhà buôn: bị kìm hãm, chèn ép       + Tầng lớp tư sản: Tiểu thương, tiểu chủ viên chức cấp thấp..: cuộc sống bấp bênh.
=> Xã hội thuộc địa nửa phong kiến
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt: dân tộc, giai cấp.
- Hình thành những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới.