Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949) - Lịch sử lớp 12

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

I. Hội nghị Ianta (2 - 1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc

   - Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp báchđặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó là: 1. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít ; 2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh ; 3. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
   - Một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 - 1945, với sự tham dự của ba nguyên thủ ba cường quốc là I.Xtalin (Liên Xô), Ph. Rudơven (Mĩ), U. Sớcsin (Anh).
   - Hội nghị đưa ra những quyết định quan trọng:
   + Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tân gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghãi quân phiệt Nhật Bản
   + Thành lập tổ chức Liên hợp quốc
   + Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
   - Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, gọi là trật tự hai cực Ianta.

II. Sự thành lập Liên hợp quốc

   - Từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1945, một hội nghị quốc tế hợp tại Xan Phranxix cô (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50n nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
   - Hiến chương nêu rõ mực đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc
   - Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau :
   + Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
   + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
   + Không can thiệp và công việc nội bộ của bất kì nước nào
   + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
   + Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc)
   - Từ tháng 9 - 1977, Việt Nam là thành viên 149 của Liên hợp quốc.

III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập

   - Tại hội nghị Pốtxđam,ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tân gốc chủ nghĩa phát xít; thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh
   - Mĩ, Anh sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9 - 1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Tháng 10 - 1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
   - Trong năm 1945 - 1947, các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng: xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ... Liên Xô cùng các nước Đông Âu kí kết nhiều hiệp ước tay đôi về kinh tế: trao đổi buôn bán, viện trợ lương thực, thực phẩm... Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập. Nhờ đó, sự hợp tác về kinh tế, chính trị, mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, từng bước hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.
   - Sau chiến tranh, Mĩ đề ra "Kế hoạch phục hưng châu Âu" nhờ đó nền kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhanh chóng
   - Ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.