Bài 11: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 - Lịch sử lớp 12

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 11: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

I. Những chuyển biến mới về kinh tế,chính trị, văn hóa,xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

   - Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho các cường quốc tư bản châu Âu trong đó Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất
   - Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai. Pháp đầu tư sô vốn lớn vào Đông Dương, chủ yếu là vào Việt Nam lên tới 4 tỉ phrăng trong vòng 6 năm (1924 - 1929). Vốn đầu tư và nông nghiệ là nhiều nhất, chủ yếu là cho đồn điền cao su. Pháp còn mở mang một sô ngành công nghiệp như dệt,muối,... Tư bản Pháp rất coi trong khai thác mỏ, trước hết là mỏ than. 
   - Thương nghiệp, trước hết là ngoại thương, có bước phát triển mới, Giao thông vận tải được phát triển. Các đô thị mở rộng và dân cư đông hơn. Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi. 
   - Pháp còn thi hành các biện pháp tăng thuế

2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp

   - Pháp tăng cường chính sách cai trị ở Đông Dương. Bộ máy quân sự, cảnh sát, mật thám, nhà tù được tăng cường và hoạt động ráo riết
   - Pháp thi hành một vài cải cách chính trị - hành chính để đối phó với biến động đang diễn ra ở Đông Dương
   - Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng gồm các cấp tiểu học,trung học, cao đẳng và đại học
   - Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều với hàng chục tờ báo, tạp chí tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ

3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam

   - Cơ cấu kinh tế Việt Nam mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp
   - Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa
   - Giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng, không lối thoát
   - Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai
   - Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản và tầng lớp tư sản dân tộc
   - Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển, bị bọn đế quóc, thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc.

Ii. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài

   - Phan Bội Châu bị giới quân phiệt ở Quảng Đông bắt giam năm 1913 và đến cuối năm 1917 được thả tự do
   - Tháng 6- 1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải, kết án tù rồi đưa về an trí ở Huế
   - Năm 1922, Phan Châu Trinh viết Thất điều thư, vạch ra bảy tội đáng chém của Khải Định
   - Tháng 6 - 1925, Phan Châu Trinh về nước. Ông tiếp tục tuyên truyền, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền...
   - Năm 1925, "Hội những người lao động trí óc Đông Dương" ra đời.
   - Năm 1923, tại Quảng Châu Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu... lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Ngày 19 - 6 - 1924, Phạ Hồng Thái thực hiện mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh ở Sa Diện nhưng không thành, Phạm Hồng Thái hi sinh.

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam

   - Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của Pháp.
   - Một số tư sản, địa chủ lớn ở Nam Kì (Bùi Quang Chiêu) lập ra Đảng Lập hiến (1923)
   - Nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết "quân chủ lập hiến", nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đè cao tư tưởng "trực trị".
   - Tầng lớp tiểu tư sản trí thức sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ. Một số tổ chức chính trị được thành lập với nhiều hoạt động phong phú. Nhiều tờ báo tiến bộ lần lượt ra đời
   - Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai hồi đó, nổi bật như: cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh.
  - Các cuộc đấu tranh của công nhân ngay càng nhiều hơn, tuy còn lẻ tẻ và tự phát.

3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

   - Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919)
   - Ngày 18 - 6 - 1919, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của Nhân dân An Nam, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng, tự quyết của dân tộc Việt Nam nhưng không được chấp nhận
   - Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin
   - Ngày 25 - 12 - 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp hocpj tại Thành phố Tua. Nguyễn Ái quốc là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
   - Năm 1921, Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari được thành lập. Báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của Hội
   - Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10 -1923), Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924)
   - Ngày 11 - 11 - 1924, Người về đến Quảng Châu trự tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.