Bài 3: Các nước Đông Bắc Á - Lịch sử lớp 12

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 3: Các nước Đông Bắc Á

I. Nét chung về khu vực Đông Bắc Á

   - Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Từ sau 1945, tình hình có nhiều biến chuyển
   - Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân trung Hoa (10 - 1949). Chính quyền Tưởng Giới Thạch rút chạy ra Đài Loan và tồn tại ở đó nhờ sự giúp đỡ của Mĩ. Hồng Công và Ma Cao vẫn là vùng đất thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha, đến cuối những năm 90 của thế kỉ XX trở về chủ quyền của Trung Quốc
   - Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản , bán đảo triều Tiên bị chia thành hai miền theo vĩ tuyến 38.Tháng 8 -1948, Nhà nước Đại hàn Dân quốc được thành lập. Tháng 9 năm đó, ở phía Bắc, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời. Tháng 6 - 1950, cuộc chiến tranh giữa hai miền bùng nổ, kéo dài đến tháng 7 - 1953. Hai bên kí Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm
  - Từ năm 2000, hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai miền đã kí hiệp định hòa hợp giữa hai nhà nước, mở ra bước mới trong tiến trình hòa hợp, thống nhất bán đảo Triều Tiên
   - Trong bốn "con rồng" kinh tế châu Á thì ở Đông Bắc Á có ba (Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan), còn Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong những năm 80 - 90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.

II. Trung Quốc

1.  Sự thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959)

   - Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, từ 1946 - 1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
   - Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan. Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
   - Bước vào thời kì xây dựng, nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn,lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục.
   - Trung Quốc bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 - 1957). Nhờ nỗ lực lao động toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm hoàn thành thắng lợi. Bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt.
   - Trung Quốc thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
   - Ngày 18 - 1 - 1950, trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

2. Trung Quốc những năm không ổn định (1959 - 1978)

   - Về đối nội, từ 1959 - 1978, trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế, chính trị xà xã hội. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng" hi vọng nhanh chóng xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa
   - Hậu quả từ năm 1959, nạn đối diễn ra trầm trọng trong cả nước, đời sống nhân dân khó khăn, sản xuất ngưng trệ, đất nước không ổn định
   - Năm 1959, Lưu Thiếu Kỳ được cử làm Chủ tịch nước, Mao Trạch Đông chỉ giữ cương vị Chủ tịch Đảng Cộng sản. Nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc xảy ra bất đồng gay gắt về đường lối, dẫn tới cuộc tranh giành quyền lực, đỉnh co là cuộc "Đại cách mạng văn hóa vô sản" (1966 - 1976)
   - Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, đất nước bắt đầu chiến dịch chống lại "Bè lũ bốn tên". Trung Quốc dần đi vào ổn định.
   - Trung Quốc ủng hộ cuộc đấu tranh chỗng Mĩ của Việt Nam, đấu tranh giải phóng dân tộc cuủ các nước Á, Phi... Tháng 2 - 1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn sang thăm Trung Quốc,mở đầu quan hệ mới theo hướng hòa dịu giữa hai nước.

3. Công cuộc cải cách - đổi mới

   - Tháng 12 - 1978,Trung ương Đảng Cộng sản trung Quốc đề ra đường lối mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII và Đại hội XIII của Đảng: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
   - Sau 20 năm (1979 - 1998), nền kinh tế trung Quốc tiến bộ nhanh chóng,đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt
   - Khoa học - kĩ thuật,văn hóa, giáo dục Trung Quốc có nhiều thành tưu nổi bật
   - Về đối ngoại, chính sách của Trung Quốc có nhiều thay đổi, vai trò và địa vị quốc tế của các nước này ngày càng được nâng cao
   - Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với Hồng Công (7 - 1997) và Ma Cao (12 - 1999). Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc, đến nay vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của nước này.