Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ - Lịch sử lớp 12

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

I. Các nước Đông Nam Á

1. Sự thành lập các quốc gia dộc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai

a) Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập

   - Khu vực Đông Nam Á rộng 4,5 km2, hiện nay gồm 11 nước với số dân 528 triệu người
   - Vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, vào giữa tháng 8 - 1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc: Lào, Inđônêxia, Việt Nam
   - Sau đó,thực dân Âu- Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân các nước lại phải tiến hành kháng chiến chống xâm lược. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của Việt Nam, Lào, Campuchia đã kết thúc thắng lợi. Thực dân Hà Lan phải công nhận Cộng hòa Liên bang Inđônêxia (1949) và ngày 15-8-1950, nước Cộng hòa Inđônêxia thống nhất ra đời. Các đế quốc Âu-Mĩ công nhận độc lập của Philíppin, Miến Điện, Mã Lai, Quyền tự trị của Xingapo
   - Nhân dân Việt Nam, Lào sau đó là Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, đến 1975 giành được thắng lợi hoàn toàn.
   - Tháng 1 - 1984 Brunây tuyên bố là quốc gia độc lập. Đông Timo ra đời khi tách khỏi Inđônêxia, ngày 20-5-2002 đã trở thành một quốc gia độc lập.

b) Lào (1945 - 1975)

   - Ngày 23-8-1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12-10, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa thắng lợi, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân, tuyên bố về nền độc lập của Lào
   - Tháng 3-1946, Pháp trở lại xâm lược nước Lào. Nhân dân Lào lại cầm súng bảo vệ nền độc lập của mình.
   - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ (7-1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào
   - Sau đó, Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào, cuộc đấu tranh chống Mĩ được triển khai trên mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao, giành nhiều thắng lợi
   - Đến đầu những năm 70 vùng giải phóng được mở rộng đến 4/5 lãnh thổ
   - Các phái ở Lào thỏa thuận kí Hiệp định Viêng Chăn (21-2-1973), lập lại hòa bình,thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào
   - Từ tháng 5 đến tháng 12-1975, quân và dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
   - Ngày 2-12-1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập, do Hoàng thân Xuphanu vông làm Chủ tịch.

c) Campuchia (1945 - 1993)

   - Đầu tháng 10-1945, Pháp quay lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và từ năm 1951 là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp.
   - Ngày 9-11-1953, do hoạt động ngoại giao của Quốc vương N. Xihanúc, Chính phủ Pháp kí hiệp ước trả độc lập cho Campuchia nhưng Pháp vẫn chiếm đóng nước này. 
   - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam.
   - Từ 1954 - đầu 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.
   - Ngày 18-3-1970, Chính phủ Xiha núc bị lật dổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Ngày 17-4-1975, thủ đô Ph nôm Pênh được giải phóng.
   - Sau đó, nhân dân Campuchia, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nổi dậy đánh đổ tập đoàn Khơ me đỏ. Ngày 7-1-1979, nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập.
   - Từ 1979, ở Campuchia đã diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng của Đảng Nhân dân Cách mạng với các phe phái đối lập chủ yếu là Khơme đỏ.
   - Ngày 23-10-1991, Hiệp định Hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari. Đến tháng 9-1993, Quốc hội họp thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia do Xihanúc là Quốc vương.

2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á

a) Nhóm năm nước sáng lập ASEAN

   - Sau khi giành được độc lập,nhóm năm nước sáng lập ASEAN đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu, nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng, nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất...
   - Thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội, các nước này đã đạt được một số hành tựu bước đầu về kinh tế-xã hội tuy nhiên cũng bộc lộ một số hạn chế.
   - Từ năm 60 - 70 chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Sau khi thực hiện chiến lược này, bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước này có sự biến đổi to lớn. 

b) Nhóm các nước Đông Dương

   - Vào những năm 80 - 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Dương dần chuyển sang nền kinh tế thị trường.
   - Về căn bản, Làm vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Từ cuối 1986, Lào thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế có sự khởi sắc, đời sống các bộ tộc được cải thiện.
   - Campuchia vẫn là một nước nông nghiệp mặc dù sản xuất công nghiệp tăng 7%.

c) Các nước khác ở Đông Nam Á

   - Hầu như toàn bộ thu nhậ của Brunây dựa vào nguồn dầu mỏ và khí tự nhiên.Lương thực,thực phẩm phải nhập tới 80%. Từ giữa những năm 80 thế kỉ XX, Chính phủ thi hành chính sách đa dạng hóa nền kinh tế.
   - Từ cuối 1988, Chính phủ Mianma tiến hành cải cách kinh tế, "mở cửa",do đó nền kinh tế có sự khởi sắc.

3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN

   - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. Họ cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài với khu vực. Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực thành công.
   - Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.
   - Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
   - Từ 1967 - 1975, ASEAN còn là một tổ chức non trẻ. Tháng 2 - 1976, Hiệp ước Bali được kí kết, xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
   - Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện, chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
   - Từ năm nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên.

II. Ấn Độ

1. Cuộc đấu tranh giành độc lập

   - Ấn Độ là một nước đông dân thứ hai ở châu Á,với diện tích gần 3,3 triệu km2.
   - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống Anh của nhân dân Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
   - Ngày 15 - 8  - 1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập.
   - Ngày 26 - 1 - 1950, Ấn Đọ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.

2. Công cuộc xây dựng đất nước

  - Ấn độ đạt được nhiều thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp đặc biệt: công nghiệp nặng, chế tạo máy, xây dựng cơ sở hạ tầng.
   - Từ năm 1995, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới.
   - Trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng và cố gắng vươn lên hàng cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
   - Về đối ngoại, Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa binh, trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
   - Ngày 7-1-1972, Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.