Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - Lịch sử lớp 7 - sách cũ

Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, lãnh địa phong kiến và sự xuất hiện các thành thị trung đại

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu

   - Các quốc gia cổ địa phương Tây tồn tại đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm tiêu diệt. Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt... sau này thành Vương quốc Anh, Pháp, Ý...
   - Họ còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia nhau, tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, được phong chức tước cao, thấp khác nhau
   - Họ trở nên có quyền thế và rất giàu có. Đó là các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô. Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.

2. Lãnh địa phong kiến

   - Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn của các lãnh chúa phong kiến
   - Mức tô thường rất nặng. Ngoài ra, nông nô còn phải nộp nhiều thứ thuế khác nhau như thuế thân, thuế cưới xin,...Các lãnh chúa thì không bao giờ phải lao động, chỉ luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc tùng. Họ đối xử rất tàn nhẫn với nông nô nên nông nô nhiều lần nổi dậy chống lại các lãnh chúa phong kiến.

3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại

   - Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu
   - Từ cuối thế kỉ XI, thợ thủ công lập ra các thị trấn, sau trở thàn các thành phố lớn, gọi là thành thị trung đại. Ở đó, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân.
Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất, buôn bán, tổ chức hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi, buôn bán sản phẩm. Do vậy, sự ra đời của thành thị trung đại
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.